Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB? Câu hỏi của anh T.P.Q đến từ TP.HCM.

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Quan hệ hợp tác Việt Nam – Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á như thế nào?

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì?

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á trong tiếng Anh là Asian Infrastructure Investment Bank, viết tắt là AIIB.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 01/2016 với 57 thành viên sáng lập.

AIIB có trụ sở đặt tại Bắc-Kinh, Trung Quốc.

Mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á là:

(i) Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy thịnh vượng và đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng tại Châu Á thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực sản xuất hiệu quả khác;

(ii) Đẩy mạnh hợp tác và tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực nhằm giải quyết các thách thức phát triển thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển song phương và đa phương.

Về hình thức hoạt động: Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các hoạt động tài trợ dự án hoặc chương trình đầu tư có bảo lãnh hoặc không có bảo lãnh Chính phủ, đầu tư cổ phần và cung cấp bảo lãnh.

Ngoài ra, Ngân hàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các hình thức hỗ trợ khác phù hợp với mục tiêu và chức năng của Ngân hàng.

Ngân hàng có thể thành lập và quản lý các quỹ tín thác cho các bên khác với điều kiện các quỹ tín thác này phục vụ mục tiêu và phù hợp với chức năng của Ngân hàng, tuân theo Khuôn khổ quỹ tín thác do Hội đồng Thống đốc phê duyệt.

Về đối tượng nhận tài trợ từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á bao gồm:

- Các quốc gia thành viên;

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc lãnh thổ của các quốc gia thành viên;

- Các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến phát triển kinh tế châu Á và châu Úc.

Ngân hàng cũng có thể được ủy quyền cấp vốn cho các đối tượng nằm ngoài khu vực nhưng vẫn góp phần thúc đẩy phát triển khu vực.

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, tham gia AIIB ngay từ giai đoạn đầu khi sáng kiến này mới được khởi xướng.

Ngày 24/10/2014, Việt Nam đã cùng với 20 nước khu vực châu Á tham gia ký Biên bản ghi nhớ về việc thành lập AIIB.

Vào ngày 29/06/2015, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã tham gia ký kết Điều lệ Hoạt động (AOA) của AIIB cùng với đại diện của 49 nước thành viên sáng lập tiềm năng tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Việt Nam đã hoàn tất các nghĩa vụ và chính thức trở thành thành viên sáng lập của AIIB vào ngày 11/04/2016.

Ngoài ra, trong hoạt động tài trợ của AIIB tại Việt Nam thì

Tháng 7/2020, Ban Giám đốc AIIB đã phê duyệt khoản vay đầu tiên của AIIB tại Việt Nam.

Đây là khoản vay tư nhân không có bảo lãnh Chính phủ, bên vay là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Khoản vay AIIB có giá trị 100 triệu USD, đồng tài trợ với khoản vay 100 triệu USD của Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thời hạn 1 năm, trong khuôn khổ Thể thức Phục hồi Khủng hoảng do Covid-19.

Mục đích khoản vay là Hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ vốn lưu động của VPBank cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Mặt khác, trong Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được ban hành kèm theo Quyết định 1731/QĐ-NHNN năm 2018 thì một trong những nhiệm vụ giải pháp của kế hoạch đó chính là:

Việc đẩy mạnh khai thác nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đặc biệt dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua kết nối với các trung gian tài chính là các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, đồng thời kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân vào các Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Quan hệ hợp tác Việt Nam – Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á?

Căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng gì?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các chức năng như sau:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);

- Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,696 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào