Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại đâu và được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của những tổ chức nào?
- Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại đâu?
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện những dịch vụ ngân hàng gì về thanh toán và ngân quỹ?
- Ngân hàng Chính sách xã hội được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của những tổ chức nào?
- Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan với mức bao nhiêu phần trăm?
Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại đâu?
Căn cứ theo Điều 15 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động của ngân hàng.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.
Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện những dịch vụ ngân hàng gì về thanh toán và ngân quỹ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:
a) Cung ứng các phương tiện thanh toán;
b) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước;
c) Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt;
d) Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.
...
Các dịch vụ trên được thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện, khả năng và yêu cầu thực tế.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ dưới đây:
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước;
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt;
- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối.
Ngân hàng Chính sách xã hội được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của những tổ chức nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định thì Ngân hàng Chính sách xã hội được nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan với mức bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
1. Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ. Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm, được chuyển sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết.
2. Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường được giải quyết như sau:
a) Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị quyết định.
3. Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủy thác, của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí nghiệp vụ để bù đắp những khoản rủi ro do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ.
Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm, được chuyển sang năm sau.
Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.