Ngân hàng chính sách nếu không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn thì phải có trách nhiệm gì?
- Ngân hàng chính sách nếu không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn thì phải có trách nhiệm gì?
- Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn gồm những gì?
- Phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh gồm những nội dung nào?
Ngân hàng chính sách nếu không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn thì phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Ngân hàng chính sách được quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh
1. Trường hợp ngân hàng chính sách không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ về tình hình thực tế và đề xuất phương án thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi giá trị trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã cấp.
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn gồm có:
a) Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau: Mã trái phiếu; số tiền gốc, lãi đến hạn; kỳ hạn thanh toán; tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh; giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay;
b) Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn, Ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ về tình hình thực tế.
Đồng thời đề xuất phương án thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi giá trị trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã cấp.
Ngân hàng chính sách nếu không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn thì phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn được quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh
...
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn gồm có:
a) Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau: Mã trái phiếu; số tiền gốc, lãi đến hạn; kỳ hạn thanh toán; tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh; giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay;
b) Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
3. Trên cơ sở đề xuất của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cụ thể như sau:
a) Điều kiện trả nợ thay;
b) Giá trị và số kỳ trả nợ thay;
c) Nguồn trả nợ thay.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu được chính phủ bão lãnh khi đến hạn gồm có:
(1) Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau:
- Mã trái phiếu;
- Số tiền gốc, lãi đến hạn;
- Kỳ hạn thanh toán;
- Tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh;
- Giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay.
(2) Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
Phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh gồm những nội dung nào?
Phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh
...
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn gồm có:
a) Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau: Mã trái phiếu; số tiền gốc, lãi đến hạn; kỳ hạn thanh toán; tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh; giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay;
b) Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
3. Trên cơ sở đề xuất của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cụ thể như sau:
a) Điều kiện trả nợ thay;
b) Giá trị và số kỳ trả nợ thay;
c) Nguồn trả nợ thay.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho người sở hữu trái phiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, trên cơ sở đề xuất của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Phương án trả nợ thay bao gồm:
- Điều kiện trả nợ thay;
- Giá trị và số kỳ trả nợ thay;
- Nguồn trả nợ thay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.