Nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng trong quá trình giải quyết vụ án thì xử lý như thế nào?
- Tiêu chuẩn để trở thành Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định ra sao?
- Trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng thì xử lý như thế nào?
Tiêu chuẩn để trở thành Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về tiêu chuẩn để trở thành Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Vị trí, chức trách
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; là chức vụ lãnh đạo, quần lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao;
b) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là người giúp việc cho người đứng đầu đơn vị; là chức vụ lãnh đạo quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Ngạch công chức: Kiểm sát viên cao cấp trở lên
3. Trình độ và điều kiện khác
a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên;
b) Có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
Theo đó, để trở thành Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cần thỏa các điều kiện sau:
- Đạt ngạch công chức Kiểm sát viên cao cấp trở lên;
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật trở lên hoặc có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
Ngoài ra còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn liên quan khác do pháp luật quy định.
Tiêu chuẩn để trở thành Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào? (hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 13 Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong quản lý, chỉ đạo, điều hành những công việc được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công; thay mặt Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và pháp luật về những quyết định của mình. Phó Viện trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Cùng tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xây dựng kế hoạch công tác, đề ra các biện pháp thực hiện; tham gia bàn, quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng;
2. Nghe, duyệt và quyết định những vụ, việc cụ thể, những vấn đề được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công phụ trách; báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao những vụ, việc còn có quan điểm chưa thống nhất của Kiểm sát viên, công chức về việc giải quyết; trực tiếp nghe lãnh đạo Viện nghiệp vụ và Kiểm sát viên cao cấp được phân công báo cáo quan điểm đối với các vụ, việc phức tạp có ý kiến khác nhau trong Viện nghiệp vụ và cho ý kiến, trước khi báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét, quyết định;
3. Được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ủy quyền ký các văn bản quy định tại Danh mục C của Quy chế này; chịu trách nhiệm về các quyết định, các văn bản pháp lý đã ký ban hành;
4. Trực tiếp tham gia phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
5. Khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đi công tác vắng, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công có trách nhiệm quản lý điều hành công việc chung của cơ quan và báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao quản lý cơ quan;
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Như vậy, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có trách nhiệm giúp việc cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, thực hiện các công việc do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phân công.
Đồng thời thay mặt Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giải quyết các công việc liên quan trong giới hạn được ủy quyền.
Ngoài ra, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao còn có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
...
3. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật, Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
Sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất giải quyết vụ án, vụ việc, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo vào văn bản đề xuất của Kiểm sát viên; nếu thấy cần thiết thì trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra chứng cứ trong hồ sơ hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, hoạt động điều tra trước khi cho ý kiến chỉ đạo. Văn bản đề xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, nếu có ý kiến khác nhau giữa các Kiểm sát viên hoặc giữa Kiểm sát viên với Phó Viện trưởng, Viện trưởng thì thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên thụ lý chính với lãnh đạo đơn vị thì phải thực hiện ý kiến của lãnh đạo đơn vị, nhưng có quyền báo cáo với Phó Viện trưởng phụ trách; nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng thì phải thực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng, nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng. Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào báo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trường hợp vụ án, vụ việc phức tạp, có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết, Viện trưởng có thể đưa ra tập thể lãnh đạo Viện hoặc Ủy ban kiểm sát thảo luận trước khi kết luận. Đối với vụ án, vụ việc Viện kiểm sát cấp dưới thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên thì việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị thực hiện theo quy định của Ngành.
Chiếu theo quy định này, khi xảy ra trường hợp lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng có ý kiến khác nhau về một vụ án thì phải thực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng.
Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào báo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.