Nếu có sự cố xảy ra đối với công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện thì trách nhiệm thuộc về ai?

Công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV nhưng vẫn nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và đã được UBND huyện phê duyệt báo cáo. Do bất cẩn nên thợ sơn cầm chổi sơn bị vướng vào đường dây điện và bị điện giật chết. Tôi muốn biết trong trường hợp này, bên nào có trách nhiệm xử lý? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Công trình xây dựng là gì?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về công trình xây dựng như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:
10. Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.”

Công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV có đúng quy định pháp luật không?

Căn cứ Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

- Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

- Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

- Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp dự án công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV thuộc công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí thì UBND có thể thực hiện cấp quyết định đầu tư. Đối với các công trình xây dựng khác thì việc đầu tư này đang trái quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

Công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV

Công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV

Nếu có sự cố xảy ra đối với công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện thì trách nhiệm thuộc về ai?

Như trên có đề cập, nếu công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và được UBND cấp quyết định đầu tư thì phù hợp với quy định về đầu tư tại vị trí này.

Theo đó, sự cố xảy ra đối với công trình xây dựng dưới đường dây điện 220kV nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn lưới điện thì trách nhiệm được quy định như sau:

Căn cứ khoản 9 và điểm c khoản 18 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng như sau:

"Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
...
9. Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
...
18. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
...
c) Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định việc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án."

Căn cứ khoản 12, khoản 13 và khoản 17 Điều 14 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:

"Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
...
12. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
...
13. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; khai báo, xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị theo quy định của Nghị định này.
...
17. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;
b) Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình."

Như vậy, ở đây trách nhiệm chính khắc phục hậu quả thuộc về nhà thầu thi công, tuy nhiên chủ đầu tư cũng có trách nhiệm liên đới phối hợp cùng nhà thầu thi công xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,067 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào