Nếu có nhu cầu thì người dân tộc thiểu số có thể vay vốn để đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc tại đâu?
- Dân tộc thiểu số có phải đối tượng được ưu tiên làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc không?
- Ngoài học phí đào tạo nghề thì người dân tộc thiểu số đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc còn được hỗ trợ các chi phí nào?
- Người dân tộc thiểu số có thể vay vốn để đi làm việc theo mùa vụ tại Hàn Quốc tại đâu?
Dân tộc thiểu số có phải đối tượng được ưu tiên làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP có định nghĩa về dân tộc thiểu số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Đồng thời tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 có quy định:
Tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
3.1. Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
...
Như vậy, người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng được ưu tiên đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc.
Nếu có nhu cầu thì người dân tộc thiểu số có thể vay vốn để đi làm việc theo mùa vụ tại Hàn Quốc tại đâu? (hình từ Internet)
Ngoài học phí đào tạo nghề thì người dân tộc thiểu số đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc còn được hỗ trợ các chi phí nào?
Tại Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Theo đó, ngoài học phí đào tạo nghề thì người dân tộc thiểu số đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc còn được hỗ trợ các chi phí sau:
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
- Chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nhà nước chỉ hỗ trợ người lao động chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận có yêu cầu.
Người dân tộc thiểu số có thể vay vốn để đi làm việc theo mùa vụ tại Hàn Quốc tại đâu?
Tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Đối chiếu với quy định này, nếu người dân tộc thiểu có nhu cầu vay vốn để đi làm việc theo thời vụ tại Hàn Quốc thì có thể thực hiện tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Lưu ý: Các Điều khoản sử dụng trong bài viết này chỉ áp dụng cho trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.