Nếu có nhiều bị can trong quá trình thực hiện hỏi cung bị can thì việc hỏi cung được thực hiện thế nào?
Nếu có nhiều bị can trong quá trình thực hiện hỏi cung thì việc hỏi cung được thực hiện thế nào?
Nếu có nhiều bị can trong quá trình thực hiện hỏi cung thì việc hỏi cung được thực hiện thế nào (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hỏi cung bị can
...
2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
...
Chiếu theo quy định này, trong trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho các bị can viết bản tự khai của mình.
Đồng thời trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và việc này phải ghi vào biên bản.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của bị can được quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:
Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trong giai đoạn điều tra Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 50 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hỏi cung bị can
...
4. Trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:
a) Bị can kêu oan;
b) Bị can khiếu nại hoạt động điều tra;
c) Có căn cứ xác định việc điều tra có vi phạm pháp luật;
d) Khi có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền điều tra; tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ; lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
...
Theo đó, trong giai đoạn điều tra Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:
(1) Bị can kêu oan;
(2) Bị can khiếu nại hoạt động điều tra;
(3) Có căn cứ xác định việc điều tra có vi phạm pháp luật;
(4) Khi có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền điều tra;
- Tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ;
- Lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội;
- Có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp tham gia hỏi cung bị can thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hỏi cung bị can
...
2. Khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Cán bộ điều tra về việc tiến hành hỏi cung bị can, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rõ để yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi; phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh. Kiểm sát viên chú ý cách đặt câu hỏi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung; chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rõ và yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi làm rõ. Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi để làm rõ. Khi tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên ký vào biên bản hỏi cung.
...
Như vậy, khi trực tiếp tham gia hỏi cung bị can, Kiểm sát viên có trách nhiệm:
- Phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rõ để yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi;
- Phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh.
- Chú ý cách đặt câu hỏi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung;
- Chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rõ và yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi làm rõ.
- Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi để làm rõ.
- Khi tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên ký vào biên bản hỏi cung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.