Nẹp bột các loại không nắn có cần phải theo dõi biến chứng hay không? Thủ thuật chỉ định cho trường hợp nào?

Cho tôi hỏi nẹp bột các loại không nắn có cần phải theo dõi biến chứng hay không? Người nhà tôi cần nẹp bột các loại không nắn nhưng không biết là có trường hợp nào không chỉ định hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tú đến từ Cần Thơ.

Nẹp bột các loại không nắn có cần phải theo dõi biến chứng hay không?

Nẹp bột các loại không nắn là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật nẹp bột các loại không nắn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

NẸP BỘT CÁC LOẠI KHÔNG NẮN
VI.THEO DÕI NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi:
- Thay băng hàng ngày
- Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày.
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ
2. Biến chứng và xử trí:
- Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Chảy máu: băng ép.
...

Theo đó, quy định trên lưu ý rằng sẽ có bước theo dõi và xử trí tai biến và biến chứng.

Cho nên, trường hợp sau khi thực hiện nẹp bột các loại không nắn vẫn có nguy cơ bị tai biến hoặc biến chứng. Cho nên người bệnh cần phải chú ý các biểu hiện và cách xử lý như sau:

Về theo dõi:

+ Thay băng hàng ngày

+ Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày.

+ Rút dẫn lưu sau 48 giờ

Về biến chứng và cách xử lý:

+ Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ

+ Chảy máu: băng ép.

Như vậy, theo quy định trên cho thấy rằng sau khi nẹp bột các loại không nắn cần phải theo dõi bệnh nhân để có cách xử lý kịp thời khi có tai biến hoặc biến chứng.

Phẫu thuật nẹp bột

Nẹp bột các loại không nắn

Nẹp bột các loại không nắn không chỉ định cho trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật nẹp bột các loại không nắn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

NẸP BỘT CÁC LOẠI KHÔNG NẮN
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Đối với tất cả các dạng cần phối hợp bất động sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
- Các trường hợp cần giữ ở nhưng tư thế đặc biệt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có
...

Theo đó, tại quy định trên nói rằng nẹp bột các loại không nắn sẽ được chỉ định đối với tất cả các dạng cần phối hợp bất động sau phẫu thuật hoặc chấn thương.

Ngược lại thì trường hợp chống chỉ định sẽ không có, đồng nghĩa với việc trường hợp nào cần thủ thuật đều được thực hiện.

Như vậy, người bệnh thuộc tất cả các dạng cần phối hợp bất động sau hoặc chấn thương thì đều có thể tiến hành thủ thuật nẹp bột các loại không nắn một cách bình thường không có trường hợp chống chỉ định.

Nẹp bột các loại không nắn ở bước chuẩn bị trong thời gian bao lâu và ở bước tiến hành tư thế người bệnh sẽ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục VI và Mục V Quy trình kỹ thuật nẹp bột các loại không nắn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

NẸP BỘT CÁC LOẠI KHÔNG NẮN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 02 người
- Bác sỹ: 01
- Kỹ thuật viên: 01
2. Người bệnh:
- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…
- Có chỉ định đặt nẹp bất động.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.
3. Phương tiện:
- Bàn nắn.
- Bột thạch cao: 2- 14 cuộn khổ 20cm (bột liền), 4- 16 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).
- Bông lót : 2- 8 cuộn khổ 20cm.
4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 20- 40 phút.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.
2. Vô cảm
3. Kỹ thuật:
- Kỹ thuật viên 1. Đưa các bộ phận được yêu cầu bất động vào đúng tư thế cần bất động và giữ yên.
- Kỹ thuật viên 2. Dải bột thành dạng nẹp và đặt lên phần cần bất động và băng lại.
...

Theo đó, trước khi thực hiện nẹp bột các loại không nắn thì sẽ tiến hành chuẩn bị như sau:

Bước 1. về người thực hiện sẽ bao gồm 2 người 01 người là bác sĩ và 1 kỹ thuật viên trợ giúp

Bước 2. yêu cầu người bệnh phải

- Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…

- Có chỉ định đặt nẹp bất động.

- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật.

Bước 3. Bác sĩ chuẩn bị phương tiện như:

- Bàn nắn.

- Bột thạch cao: 2- 14 cuộn khổ 20cm (bột liền), 4- 16 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).

- Bông lót : 2- 8 cuộn khổ 20cm.

Bước 4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 20- 40 phút.

Tiếp đến là bước tiến hành thủ thuật như sau:

Người bệnh sẽ được cho nằm với tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.

Tiếp đến là sử dụng phương pháp vô cảm

Bác sĩ tiến hành các bước kỹ thuật để thực hiện thủ thuật cho người bệnh.

- Kỹ thuật viên 1. Đưa các bộ phận được yêu cầu bất động vào đúng tư thế cần bất động và giữ yên.

- Kỹ thuật viên 2. Dải bột thành dạng nẹp và đặt lên phần cần bất động và băng lại.

Như vậy, theo quy định trên trong thủ thuật nẹp bột các loại không nắn ở bước chuẩn bị trong thời gian chuẩn bị sẽ từ 20- 40 phút.

Đồng thời, tư thế người bệnh ở bước tiến hành sẽ cho người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

822 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào