Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung được pháp luật quy định như thế nào?
- Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung được quy định như thế nào?
- Tổ chức kinh doanh vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung bị phạt bao nhiêu?
- Trưởng Công an nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tổ chức vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung không?
Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung
Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12.
2. Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
Chiếu theo quy định này, nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung (hình từ Internet)
Tổ chức kinh doanh vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về hình thức hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng có một trong các vi phạm sau đây:
a) Có cỡ chữ nhỏ hơn quy định;
b) Ngôn ngữ hợp đồng không phải là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không tương phản nhau.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định này, cá nhân kinh doanh vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt này chỉ áp dụng cho thương nhân là cá nhân kinh doanh vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung.
Đối với thương nhân là tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, tổ chức kinh doanh vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung còn buộc sửa đổi điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định.
Trưởng Công an nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt tổ chức vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung không?
Căn cứ Điều 83 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tiền tối đa khi tổ chức vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung là 20.000.000 đồng (thấp hơn mức phạt tiền tối đa mà Trưởng Công an nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt là 25.000.000 đồng).
Do đó, Trưởng Công an nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt nếu tổ chức vi phạm quy định về nền giấy và màu mực thể hiện nội dung điều kiện giao dịch chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.