Nạo vét hạch trung thất là gì? Có được tiến hành nạo vét hạch trung thất đối với người bị rối loạn chức năng hô hấp hay không?
Nạo vét hạch trung thất là gì?
Nạo vét hạch trung thất là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nạo vét hạch trung thất hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NẠO VÉT HẠCH TRUNG THẤT
I. ĐẠI CƯƠNG
Nạo vét hạch trung thất là một quy trình không thể thiếu trong phẫu thuật các bệnh lý ung thư trong lồng ngực trung thất mà điển hình nhất là ung thư thực quản. Bài viết này chỉ đề cập tới kỹ thuật nạo vét hạch trung thất trong ung thư thực quản.
...
Theo đó, có thể thấy rằng nạo vét hạch trung thất là một quy trình không thể thiếu trong phẫu thuật các bệnh lý ung thư trong lồng ngực trung thất mà điển hình nhất là ung thư thực quản. Bài viết này chỉ đề cập tới kỹ thuật nạo vét hạch trung thất trong ung thư thực quản.
Như vậy, nạo vét hạch trung thất được hiểu là một quy trình nhỏ trong phẫu thuật các bệnh lý ung thư trong lồng ngực trung thất.
Nạo vét hạch trung thất (hình từ internet)
Có được tiến hành nạo vét hạch trung thất đối với người bị rối loạn chức năng hô hấp hay không?
Căn cứ theo Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nạo vét hạch trung thất hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NẠO VÉT HẠCH TRUNG THẤT
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Già yếu trên 70 tuổi
- Bệnh lý nặng toàn thân
- Rối loạn chức năng hô hấp
Theo đó có thể thấy rằng việc nạo vét hạch trung thất sẽ bị chỉ định trong các trường hợp như: Già yếu trên 70 tuổi; Bệnh lý nặng toàn thân; Rối loạn chức năng hô hấp.
Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh thuộc trường hợp bị rối loạn chức năng hộ hấp thì có thể sẽ không được thực hiện phẫu thuật này.
Các bước chuẩn bị trước khi thực hiện nạo vét hạch trung thất như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nạo vét hạch trung thất hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NẠO VÉT HẠCH TRUNG THẤT
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc tim mạch
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường…, trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Kháng sinh dự phòng
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút
Theo đó, các bước chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật sẽ bao gồm:
Bước 1. Về người thực hiện sẽ bao gồm những thành viên như:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc tim mạch
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
Bước 2. Về người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường…, trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Kháng sinh dự phòng
Bước 3. Về phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120 phút.
Như vậy, trước khi thực hiện các bước tiến hành kỹ thuật thì người thực hiện sẽ chuẩn bị đầy đủ các bước như quy định trên.
Sau khi thực hiện nạo vét hạch trung thất thì người bệnh được theo dõi như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nạo vét hạch trung thất hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
NẠO VÉT HẠCH TRUNG THẤT
...
VI - THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG:
1. Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn sau mổ (Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…), các dẫn lưu (nếu có)
2. Các biến chứng sau mổ:
- Chảy máu sau mổ → Điều trị bảo tồn (truyền máu, băng ép, thuốc tăng đông) và xét mổ lại cầm máu.
- Rò bạch huyết sau mổ → Điều trị nội (nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch, băng ép, giảm tiết - Sandostatine) và xét mổ lại khâu đường rò.
Theo đó, có thể thấy rằng người bệnh sẽ phải được theo dõi sau khi thực hiện nạo vét hạch trung thất như sau:
Theo dõi: Các dấu hiệu sinh tồn sau mổ (Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…), các dẫn lưu (nếu có)
Trong quá trình theo dõi nếu có phát sinh các biến chứng sau mổ thì tiến hành xử lý ngay như sau:
- Chảy máu sau mổ → Điều trị bảo tồn (truyền máu, băng ép, thuốc tăng đông) và xét mổ lại cầm máu.
- Rò bạch huyết sau mổ → Điều trị nội (nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch, băng ép, giảm tiết - Sandostatine) và xét mổ lại khâu đường rò.
Như vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật thì người bệnh sẽ được tiếp tục theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.