Năng suất sinh sản của ngựa cái phải đáp ứng yêu cầu như thế nào? Ngựa cái sinh sản được đánh giá như thế nào?

Tôi có câu hỏi là năng suất sinh sản của ngựa cái phải đáp ứng yêu cầu như thế nào? Ngựa cái sinh sản được đánh giá như thế nào? Màu lông của ngựa cái được đánh giá như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Lâm Đồng.

Năng suất sinh sản của ngựa cái phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 thì năng suất sinh sản của ngựa cái phải đáp ứng yêu cầu như sau:

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

Tuổi phối giống lần đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn

30

Khối lượng phối giống lần đầu, tính bằng kg, không nhỏ hơn

180

Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn

42

Tỷ lệ đẻ, tính bằng %, không nhỏ hơn

60

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng tháng, không lớn hơn

15

Khối lượng ngựa con lúc sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn

20

Khối lượng ngựa con cai sữa lúc 180 ngày, tính bằng kg, không nhỏ hơn

80

ngựa cái

Năng suất sinh sản của ngựa cái phải đáp ứng yêu cầu như thế nào? Ngựa cái sinh sản được đánh giá như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngựa cái sinh sản được đánh giá như thế nào?

Ngựa cái sinh sản được đánh giá theo quy định tại tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 có quy định về phương pháp thử như sau:

Phương pháp thử
...
4.3 Xác định các chỉ tiêu về sinh sản
4.3.1 Đánh giá ngựa cái sinh sản
- Xác định tuổi đẻ lứa đầu của ngựa cái được tính bằng số tháng tính từ khi ngựa cái được sinh ra đến lúc ngựa cái đó đẻ lứa đầu tiên.
- Xác định khoảng cách lứa đẻ của ngựa cái được tính bằng số tháng từ khoảng thời gian ngày ngựa cái đó đẻ đến ngày ngựa cái đó đẻ lứa tiếp theo.
- Xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên: được xác định bằng số ngựa cái có chửa ngay ở lần phối đầu tiên chia cho số ngựa cái được phối sống ở lần phối đầu tiên nhân với 100.
4.3.2 Đánh giá ngựa đực giống
4.3.2.1 Xác định lượng xuất tinh V (ml)
Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có vạch đến mililit để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy.Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.
4.3.2.2 Xác định hoạt lực của tinh trùng A (%)
Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm (ở nhiệt độ từ 350C đến 370C). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 380C đến 390C) và xác định.
CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.
VÍ DỤ: “0,8+++” tức là có 80% số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.

Như vậy, theo quy định trên thì ngựa cái sinh sản được đánh giá như sau:

- Xác định tuổi đẻ lứa đầu của ngựa cái được tính bằng số tháng tính từ khi ngựa cái được sinh ra đến lúc ngựa cái đó đẻ lứa đầu tiên.

- Xác định khoảng cách lứa đẻ của ngựa cái được tính bằng số tháng từ khoảng thời gian ngày ngựa cái đó đẻ đến ngày ngựa cái đó đẻ lứa tiếp theo.

- Xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên: được xác định bằng số ngựa cái có chửa ngay ở lần phối đầu tiên chia cho số ngựa cái được phối sống ở lần phối đầu tiên nhân với 100.

Màu lông của ngựa cái được đánh giá như thế nào?

Màu lông của ngựa cái được đánh giá theo quy định tại tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9371:2012 có quy định về phương pháp thử như sau:

Phương pháp thử
4.1 Đánh giá các chỉ tiêu ngoại hình
Các chỉ tiêu ngoại hình được đánh giá dựa theo sự quan sát các đặc điểm ngoại hình (màu lông, kết cấu cơ thể, đặc điểm của các phần trên cơ thể), đánh giá ngoại hình qua các bộ phận được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
4.1.1 Đánh giá màu lông
- Màu lông đồng nhất: Toàn thân chỉ có một mầu lông, không có sự pha tạp các mầu lông khác trong một cá thể ngựa.
- Lông mượt: Sợi lông thẳng đều theo cùng hướng với mặt da ngựa.
4.1.2 Đánh giá về kết cấu cơ thể
Chân không chạm khoeo: Khi con ngựa đi lại ở trạng thái bình thường trên một cung đường bằng phẳng, hai khuỷu chân trước phải và trái; hai khuỷu chân sau phải và trái không chạm vào nhau.
4.1.3 Đánh giá về móng
- Đế móng lõm: Nhân móng lõm lên trên, nhân móng không nằm cùng một mặt pẳng với chu vi vành móng.
- Móng tròn, đứng: Vành móng hình tròn, đứng so với mặt đường khi ngựa đứng ở tư thế bình thường trên mặt đường phẳng.
- Móng không bị nứt: Vành móng không bị nứt vỡ, thành móng nhẵn bóng

Như vậy, theo quy định trên thì màu lông của ngựa cái được đánh giá như sau:

- Màu lông đồng nhất: Toàn thân chỉ có một mầu lông, không có sự pha tạp các mầu lông khác trong một cá thể ngựa.

- Lông mượt: Sợi lông thẳng đều theo cùng hướng với mặt da ngựa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,477 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào