Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc do ai thực hiện? Tiến hành nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc như thế nào?

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc do ai thực hiện và được chỉ định khi nào? Tiến hành nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc theo các bước như thế nào? Nội dung câu hỏi của chị Quỳnh Nga tại Lâm Đồng.

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc do ai thực hiện và được chỉ định khi nào?

Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:

NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài thép tự buộc.
- Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần phương tiện buộc như chun hay dây thép, do đó lực ma sát thấp và răng dễ di chuyển hơn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.
- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình:
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
- Trợ thủ.
...

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài thép tự buộc.

Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần phương tiện buộc như chun hay dây thép, do đó lực ma sát thấp và răng dễ di chuyển hơn.

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc được chỉ định khi có các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.

Cán bộ thực hiện quy trình nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc là:

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

Nắn chỉnh răng một hàm

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc (Hình từ Internet)

Tiến hành nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc theo các bước như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:

NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành:
3.1. Sửa soạn cho gắn mắc cài
- Lấy dấu cung răng hai hàm.
- Đổ các mẫu hàm bằng thạch cao cứng.
- Đặt chun (thun) tách kẽ các răng hàm (cối) lớn cần gắn band (khâu) nếu dùng band (khâu).
3.2. Gắn band (khâu) và mắc cài
- Lấy chun (thun) tách kẽ
- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
- Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Gắn mắc cài tự buộc cho các răng
- Lắp dây. Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.
3.2.1. Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:
- Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
- Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 6-10 tuần một lần.
- Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có thiết diện chữ nhật.
3.2.2. Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng.
- Thường kéo dài 6-7 tháng.
- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
- Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.
3.2.3. Giai đoạn hoàn thiện
- Thường kéo dài 2-2,5 tháng.
- Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
3.3. Kết thúc điều trị:
- X-Quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng....
- Tháo mắc cài, band (khâu) hoặc các ống răng hàm (cối) lớn.
- Làm sạch răng.
- Lấy dấu hai hàm.
- Làm hàm duy trì và hướng dẫn người bệnh sử dụng hàm duy trì.

Tiến hành nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc theo các bước như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

Bước 3. Các bước tiến hành:

- Sửa soạn cho gắn mắc cài

- Gắn band (khâu) và mắc cài

+ Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:

+ Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng.

+ Giai đoạn hoàn thiện

- Kết thúc điều trị:

Khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có thể xảy ra những tai biến gì?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:

NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu): Tháo band (khâu) và gắn lại.
- Sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.

Như vậy, khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc có thể xảy ra sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu), sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

409 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào