Nắn chỉnh hình tật chân chữ O là như thế nào? Việc thực hiện thủ thuật chỉ định trong trường hợp nào?

Cho hỏi rằng nắn chỉnh hình tật chân chữ O là như thế nào? Đồng thời thì thủ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O chỉ định trong trường hợp nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phát đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nắn chỉnh hình tật chân chữ O là như thế nào?

Nắn chỉnh hình tật chân chữ O là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tật chân chữ O, dân gian thường gọi là chân vòng kiềng (hoặc chân chữ “bát”), là một tật lệch trục của chân theo chiều trong-ngoài. Để người bệnh nằm trong tư thế gối duỗi, nếu chúng ta chụm 2 cổ chân người bệnh vào sát nhau thì 2 đầu gối ở xa nhau với nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị sớm, đến tuổi lớn hoặc trưởng thành muốn sửa tật này bắt buộc phải mổ. Nếu không điều trị gì, sẽ để lại hậu quả rất xấu đến dáng đi và thẩm mỹ. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng các khớp lân cận.
- Có thể gặp tật này ở 1 chân hoặc ở cả 2 chân. Nhưng thường gặp là tật ở cả 2 chân, đây là trường hợp điển hình, tạo chữ O điển hình. Cũng có thể gặp trường hợp tật chân chữ O ở 2 chân nhưng với 2 mức độ khác nhau.
- Nguyên nhân hay gặp là do còi xương, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ phát triển hoàn toàn bình thường. Bệnh không có tính di truyền, nhưng có tính gia đình và dịch tễ theo địa danh, chủng tộc.
- Trên lâm sàng còn gặp một kiểu“chân chữ O” khác: đó là hậu quả của gẫy xương không được bất động tốt. Thực chất đây là trường hợp can lệch góc, góc này mở vào trong, nhưng thường thì có sự tự điều chỉnh rất tốt, ít khi phải nắn chỉnh hoặc phẫu thuật, trẻ càng nhỏ sự tự điều chỉnh càng tốt. Điều đó khác biệt cơ bản với tật chân chữ O bệnh lý. Với tật chân chữ O bệnh lý trục xương không thể tự điều chỉnh được mà trẻ càng lớn lên thì chân có thể càng biến dạng và lệch trục đi hơn.
- Tật chân chữ O phải nắn chỉnh hình hoặc mổ chỉnh hình khi góc mở quá 15o.
- Về vị trí, hay gặp cong ở cẳng chân, ở đùi ít bị và nếu có thì thường kín đáo. Nên việc nắn chỉnh người ta thường nắn chỉnh ở cẳng chân. Hiếm khi phải nắn chỉnh ở cả cẳng chân và ở đùi.
...

Theo đó, điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu được hiểu như sau:

- Tật chân chữ O, dân gian thường gọi là chân vòng kiềng (hoặc chân chữ “bát”), là một tật lệch trục của chân theo chiều trong-ngoài.

Để người bệnh nằm trong tư thế gối duỗi, nếu chúng ta chụm 2 cổ chân người bệnh vào sát nhau thì 2 đầu gối ở xa nhau với nhiều mức độ khác nhau.

Nếu không được điều trị sớm, đến tuổi lớn hoặc trưởng thành muốn sửa tật này bắt buộc phải mổ.

Nếu không điều trị gì, sẽ để lại hậu quả rất xấu đến dáng đi và thẩm mỹ. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng các khớp lân cận.

- Có thể gặp tật này ở 1 chân hoặc ở cả 2 chân.

Nhưng thường gặp là tật ở cả 2 chân, đây là trường hợp điển hình, tạo chữ O điển hình.

Cũng có thể gặp trường hợp tật chân chữ O ở 2 chân nhưng với 2 mức độ khác nhau.

- Nguyên nhân hay gặp là do còi xương, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ phát triển hoàn toàn bình thường.

Bệnh không có tính di truyền, nhưng có tính gia đình và dịch tễ theo địa danh, chủng tộc.

- Trên lâm sàng còn gặp một kiểu“chân chữ O” khác: đó là hậu quả của gẫy xương không được bất động tốt.

Thực chất đây là trường hợp can lệch góc, góc này mở vào trong, nhưng thường thì có sự tự điều chỉnh rất tốt, ít khi phải nắn chỉnh hoặc phẫu thuật, trẻ càng nhỏ sự tự điều chỉnh càng tốt.

Điều đó khác biệt cơ bản với tật chân chữ O bệnh lý.

Với tật chân chữ O bệnh lý trục xương không thể tự điều chỉnh được mà trẻ càng lớn lên thì chân có thể càng biến dạng và lệch trục đi hơn.

- Tật chân chữ O phải nắn chỉnh hình hoặc mổ chỉnh hình khi góc mở quá 15o.

- Về vị trí, hay gặp cong ở cẳng chân, ở đùi ít bị và nếu có thì thường kín đáo.

Nên việc nắn chỉnh người ta thường nắn chỉnh ở cẳng chân.

Hiếm khi phải nắn chỉnh ở cả cẳng chân và ở đùi.

Như vậy, việc nắn chỉnh hình tật chân chữ O thì được hiểu theo quy định trên.

Nắn chỉnh hình

Nắn chỉnh hình (Hình từ Internet)

Nắn chỉnh hình tật chân chữ O chỉ định trong trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục II Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Xương phát triển bình thường.
2. Tuổi: từ 24-36 tháng (tốt nhất là từ 24-30 tháng). Tuổi này chỉ có tính chất tương đối, nó còn phụ thuộc vào thể trạng cụ thể của từng bệnh nhi.
3. Đủ điều kiện để gây mê.
...

Theo đó, nắn chỉnh hình tật chân chữ O chỉ định trong trường hợp như:

- Xương phát triển bình thường.

- Tuổi: từ 24-36 tháng (tốt nhất là từ 24-30 tháng). Tuổi này chỉ có tính chất tương đối, nó còn phụ thuộc vào thể trạng cụ thể của từng bệnh nhi.

- Đủ điều kiện để gây mê.

Như vậy, có thể thấy rằng nắn chỉnh hình tật chân chữ O chỉ định cho người bệnh nếu thuộc những trường hợp trên.

Nắn chỉnh hình tật chân chữ O chống chỉ định khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục III Mục 19 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

NẮN CHỈNH HÌNH TẬT CHÂN CHỮ O
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Có bệnh rối loạn phát triển xương, bệnh ròn xương (bệnh xương thủy tinh).
2. Có u tiêu xương ở nơi xương định nắn.
3. Có bệnh viêm xương hoặc có vết thương nhiễm trùng ở chân định nắn chỉnh.
4. Có bệnh toàn thân nặng (di chứng bại não, thiểu năng trí tuệ, bệnh về máu, suy dinh dưỡng nặng...).
5. Đang có bệnh cấp tính (viêm đường hô hấp, nhiễm virus, tiêu chẩy...).
6. Tuổi nhỏ quá (dưới 18 tháng), hoặc tuổi lớn quá (trên 48 tháng).
7. Vị trí định nắn chỉnh gần khớp (nếu nắn ở vị trí gần khớp, có thể không bẻ gẫy được xương mà có thể làm bửa khớp, đứt dây chằng bên trong của khớp).

Theo đó, nắn chỉnh hình tật chân chữ O chống chỉ định cho người bệnh trong những trường hợp:

- Có bệnh rối loạn phát triển xương, bệnh ròn xương (bệnh xương thủy tinh).

- Có u tiêu xương ở nơi xương định nắn.

- Có bệnh viêm xương hoặc có vết thương nhiễm trùng ở chân định nắn chỉnh.

- Có bệnh toàn thân nặng (di chứng bại não, thiểu năng trí tuệ, bệnh về máu, suy dinh dưỡng nặng...).

- Đang có bệnh cấp tính (viêm đường hô hấp, nhiễm virus, tiêu chẩy...).

- Tuổi nhỏ quá (dưới 18 tháng), hoặc tuổi lớn quá (trên 48 tháng).

- Vị trí định nắn chỉnh gần khớp (nếu nắn ở vị trí gần khớp, có thể không bẻ gẫy được xương mà có thể làm bửa khớp, đứt dây chằng bên trong của khớp).

Như vậy, nắn chỉnh hình tật chân chữ O chống chỉ định cho người bệnh khi họ thuộc trường hợp trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

764 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào