Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được cho mượn trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan không?
- Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được cho mượn trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan không?
- Khi mặc lễ phục nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được mang cà vạt bình thường được không?
- Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được cho người khác mượn biển tên của mình không?
Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được cho mượn trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quản lý trang phục
1. Công chức, viên chức, người lao động khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nghiêm cấm nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan cho mượn trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Khi mặc lễ phục nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được mang cà vạt bình thường được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quy định về sử dụng cà vạt
1. Khi mang mặc lễ phục, trang phục thu - đông, người sử dụng phải mang cà vạt của ngành, không sử dụng cà vạt khác chủng loại quy định của ngành.
2. Cà vạt được thắt theo cách truyền thống (Knot Windsor) theo mẫu số 04 đính kèm Quy chế này
Như vậy, khi mặc lễ phục nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan phải mang cà vạt của ngành, không sử dụng cà vạt khác chủng loại quy định của ngành.
Cà vạt được thắt theo cách truyền thống (Knot Windsor) theo mẫu số 04 đính kèm Quy chế này
Nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được cho người khác mượn biển tên của mình không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quy định về sử dụng biển tên, phù hiệu, cấp hiệu
1. Biển tên được cấp cho công chức, viên chức sử dụng để đeo trên áo trang phục hải quan khi thi hành nhiệm vụ
a) Vị trí đeo biển tên (theo mẫu số 05 đính kèm Quy chế này):
- Đối với trang phục có túi áo ngực (trang phục thu - đông, lễ phục cho nam; trang phục xuân - hè; trang phục chống buôn lậu): biển tên đeo ngay ngắn, cân đối chính giữa ngực bên phải, phía trên mép túi áo ngực (mép dưới Biển tên công chức Hải quan trùng với mép trên nắp túi áo).
- Đối với trang phục không có túi áo ngực (lễ phục và trang phục thu - đông cho nữ): biển tên được đeo ngay ngắn, cân đối chính giữa ngực bên phải, cao hơn cúc áo trên cùng khoảng 05cm.
b) Công chức, viên chức có trách nhiệm quản lý, giữ gìn biển tên, không làm cong vênh, thất lạc, không được cho mượn biển tên dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Phù hiệu (cành tùng) cài ngay ngắn, cân đối trên ve cổ áo. Đối với lễ phục và trang phục thu - đông phù hiệu được cài ở ve trên. Vị trí cài phù hiệu theo mẫu số 05 đính kèm Quy chế này.
3. Cấp hiệu được cài trên vai áo, phần cúc, sao cấp hiệu (đầu chếch nhọn) về phía cổ áo, phần vạch cấp hiệu tại đầu vai áo. Cách cài cấp hiệu theo mẫu số 05 đính kèm Quy chế này.
Theo đó, nam công chức đang công tác trong ngành Hải quan không được cho mượn biển tên dưới bất kỳ hình thức nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.