Muốn xét tặng Kỷ niệm chương ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong ngành Ngân hàng thì cán bộ trong ngành phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

Kỷ niệm chương trong ngành ngân hàng trao tặng cho cá nhân là Kỷ niệm chương gì? Bên cạnh đó nếu muốn xét tặng Kỷ niệm chương thì cán bộ trong ngành ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào? Trên đây là thắc mắc của anh Ngọc, ở tại Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm chương để ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp gọi là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Thống đốc để ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Ngân hàng.
2. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam hằng năm (ngày 06 tháng 5).

Theo đó, Kỷ niệm chương trong ngành ngân hàng trao tặng cho cá nhân là Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam”, gọi tắt là Kỷ niệm chương.

Kỷ niệm chương

Kỷ niệm chương (Hình từ Internet)

Muốn xét tặng Kỷ niệm chương thì cán bộ trong ngành ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với cán bộ trong ngành Ngân hàng
a) Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thời gian tham gia công tác trong ngành Ngân hàng đủ 20 năm đối với nam và đủ 15 năm đối với nữ;
b) Cán bộ đương nhiên được tặng hoặc truy tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ ngân hàng được công nhận là liệt sỹ; cán bộ tham gia Ban trù bị thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B từ năm 1968 về trước; cán bộ ngân hàng được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” các hạng, “Anh hùng Lao động” và các đồng chí là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
c) Cán bộ ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ công tác trong ngành Ngân hàng từ ngày 06/5/1951 đến ngày 07/5/1954 và có thời gian công tác liên tục đủ 10 năm; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B, C, K thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trước 30/4/1975 thì thời gian công tác được nhân hệ số 2 (một năm bằng 2 năm) khi xét tặng; cán bộ trước đây công tác trong ngành Ngân hàng được cử đi bộ đội, thanh niên xung phong, đi học hoặc điều động sang ngành khác sau đó tiếp tục về lại ngành Ngân hàng công tác thì thời gian đó vẫn được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Ngân hàng khi xét tặng.
...
3. Cá nhân là người nước ngoài có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng Việt Nam từ 10 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
...

Theo đó, cán bộ muốn xét tặng Kỷ niệm chương ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong ngành Ngân hàng thì phải đảm bảo được tiêu chuẩn theo quy định trên.

Cá nhân trong ngành ngân hàng không được xét tặng Kỷ niệm chương trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
...
4. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các trường hợp sau:
a) Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Cá nhân đang bị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan pháp luật có thẩm quyền;
c) Cá nhân đã và đang chấp hành hình phạt tù (được hưởng án treo hoặc không được hưởng án treo), cải tạo không giam giữ.

Theo đó, không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân trong ngành ngân hàng nếu thuộc các trường hợp trên.

Thời hạn nhận hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương trong ngành ngân hàng là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 17/2019/TT-NHNN như sau:

Thời gian nhận hồ sơ
1. Khen thưởng hằng năm
a) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc: nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm. Khối đào tạo nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 hằng năm; riêng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.
b) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
...
2. Khen thưởng đột xuất: nhận hồ sơ ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
3. Khen thưởng chuyên đề: nhận hồ sơ ngay sau khi kết thúc chương trình hoặc chuyên đề công tác.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến: nhận hồ sơ trước 06 tháng đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.
5. Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 18 Thông tư này: nhận hồ sơ tối đa 06 tháng trước thời điểm nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.

Theo đó, đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc: nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm. Khối đào tạo nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 hằng năm.

Riêng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,854 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào