Muốn mở cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Xin cấp Giấy phép sản xuất thức ăn thủy sản ở đâu?
Mở cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 32 Luật Thủy sản 2017 về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
"1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm."
Theo đó, các điều kiện mà cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản cần đáp ứng bao gồm:
- Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
- Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
- Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với sản phẩm;
- Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
- Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
- Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản
Xin cấp giấy Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản ở đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Thủy sản 2017 về cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
“1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.”
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản 2017 về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định;
c) Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản;
đ) Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn thủy sản có các nghĩa vụ như: kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.