Muốn khai tên định danh để mở chặn 1 chiều sim điện thoại thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục như thế nào?
Muốn khai tên định danh để mở chặn 1 chiều sim điện thoại thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm:
1. Đối với tổ chức
a) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
2. Đối với cá nhân
a) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Theo đó, muốn khai tên định danh để mở chặn 1 chiều sim điện thoại thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP.
- Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Tên định danh (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tên định danh được nộp bằng những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh
Việc nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
1. Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
2. Nộp hồ sơ trực tuyến tại Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.
Sau đó, nộp hồ sơ thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
- Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn.
Thủ tục giải quyết sau khi đã nhận được hồ sơ đăng ký tên định danh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận tên định danh
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:
a) Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;
b) Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.
Như vậy, thủ tục giải quyết mở chặn 1 chiều sim điện thoại sau khi đã nhận được hồ sơ đăng ký được thực hiện như sau:
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.
- Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:
+ Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;
+ Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.