Muốn định hướng cho con của mình vào nghề hoa tiêu hàng hải thì bước đầu nên lựa chọn trường đại học nào cho con?

Hoa tiêu hàng hải được sử dụng khi tàu thuyền hành trình trên biển có tác dụng dẫn đường cho tàu thuyền. Tôi nghe nói bước đầu để trở thành hoa tiêu hàng hải là phải hoàn thành chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải. Tôi muốn định hướng cho con của mình vào nghề này vậy tôi nên chọn trường đại học nào cho con?

Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải quy định thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải như sau:

(1) Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải bao gồm:

- Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản là chương trình đào tạo áp dụng đối với những người tập sự hoa tiêu hàng hải;

- Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao là chương trình đào tạo áp dụng để nâng hạng hoa tiêu từ hạng Nhì lên hạng Nhất;

- Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu.

(2) Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản và nâng cao bao gồm những nội dung chính dưới đây:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa, các văn bản pháp luật liên quan đến hoa tiêu hàng hải, điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;

- Huấn luyện điều động tàu biển;

- Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;

- Tiếng Anh nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;

- Quản trị nguồn lực buồng lái;

- Khai thác, sử dụng thiết bị hàng hải trên buồng lái;

- Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển;

- Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, tàu khách và tàu Roro.

(3) Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu bao gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

(4) Cơ sở đào tạo hoa tiêu hàng hải xây dựng Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Hoa tiêu hàng hải

Hoa tiêu hàng hải

Trường đại học nào đào tạo ngành hoa tiêu hàng hải?

Tại Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định về cơ sở đào tạo và việc thực tập hoa tiêu hàng hải như sau:

(1) Cơ sở đào tạo hoa tiêu hàng hải là trường đại học, cao đẳng hàng hải có đào tạo chuyên ngành Điều khiển tàu biển.

(2) Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo:

- Tổ chức đào tạo theo chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải theo quy định;

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; đề xuất sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho phù hợp;

- Thu, sử dụng học phí đào tạo hoa tiêu hàng hải theo quy định.

(3) Hoa tiêu hàng hải và tập sự hoa tiêu hàng hải được thực tập tại các tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Do đó, anh/chị có thể tham khảo các trường đại học có đào tạo ngành Điều khiển tàu biển để lựa chọn cho con.

Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải gồm những ai?

Và tại Điều 6 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định hội đồng thi hoa tiêu hàng hải như sau:

(1) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải.

(2) Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Phòng chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, tổ chức hoa tiêu hàng hải và cơ sở đào tạo.

(3) Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải có trách nhiệm tổ chức thi tốt nghiệp khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản và khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao.

(4) Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải có nhiệm vụ dưới đây:

- Xét duyệt danh sách thí sinh theo các điều kiện quy định tại Chương II của Thông tư này;

- Tư vấn cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trong việc lập ngân hàng đề thi cho từng hạng hoa tiêu hàng hải, vùng hoa tiêu hàng hải; đề nghị điều chỉnh, cập nhật đề thi cho sát với thực tế;

- Tổ chức, điều hành và kiểm tra các kỳ thi;

- Xử lý các vụ việc xảy ra trong kỳ thi (nếu có);

- Thành lập Ban Giám khảo thi tốt nghiệp khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản, khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao (sau đây gọi là Ban Giám khảo);

- Tổng hợp kết quả kỳ thi, báo cáo Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định công nhận học viên tốt nghiệp khóa đào tạo;

- Tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo, học viên, tổ chức hoa tiêu về việc tổ chức, chương trình, quy trình đào tạo các hạng hoa tiêu hàng hải báo cáo Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Ban Giám khảo chấm thi tốt nghiệp hoa tiêu hàng hải

Tại Điều 7 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định ban Giám khảo chấm thi tốt nghiệp như sau:

(1) Ban Giám khảo có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm:

- Hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng có thời gian hành nghề hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng ít nhất 36 tháng;

- Thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên và có thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng ít nhất 36 tháng;

- Chuyên gia có uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ hàng hải;

- Đại diện Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.

(2) Ban Giám khảo thi tốt nghiệp có nhiệm vụ dưới đây:

- Tổ chức hỏi thi, chấm thi, tổng hợp báo cáo kết quả thi theo quy định;

- Kiến nghị Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải điều chỉnh kịp thời những sai sót trong đề thi;

- Xử lý những vi phạm quy chế thi theo thẩm quyền và báo cáo Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải.

Việc hoàn thành chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải chỉ là điều kiện cần để trở thành hoa tiêu, còn điều kiện đủ là phải hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải và được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải thì mới có thể dẫn tàu hành trình trên biển.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,663 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào