Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất hiện nay?
- Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất hiện nay?
- Văn phòng công chứng thu thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất cao hơn mức trần đã quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay?
Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định về mức trần thù lao công chứng tại thành phố Hà Nội hiện nay được thực hiện như sau:
Lưu ý: Mức thu trên chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất hiện nay là 700.000 đồng.
Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng thu thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất cao hơn mức trần đã quy định thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng báo nội dung đăng ký hoạt động theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
c) Không có biển hiệu theo quy định;
d) Không lập sổ trong hoạt động công chứng theo quy định;
đ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;
e) Thu phí công chứng không đúng theo quy định;
g) Không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;
h) Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản không đúng thời hạn hoặc địa điểm hoặc nội dung theo quy định;
i) Không chia sẻ thông tin lên phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình công chứng;
k) Không thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;
l) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không bảo đảm mức phí tối thiểu hoặc không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ cho tất cả công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;
m) Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2, các điểm a, c và đ khoản 4, khoản 6 Điều này;
c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu Văn phòng công chứng thu thù lao công chứng đối với việc soạn thảo giấy ủy quyền sử dụng đất cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.
Mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay?
Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:
Căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền). Việc ủy quyền được hiểu là việc thỏa thuận của các bên, trong đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất, các bên có thể tự soạn Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền sử dụng đất cần có một số nội dung sau:
- Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: bao gồm họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… .
Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện.
- Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin về mảng đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Thời gian ủy quyền: Cần phải ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
- Phạm vi ủy quyền: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất.
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên.
- Có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
Tham khảo một số mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất đúng, chuẩn mới nhất năm 2023 như sau:
TẢI VỀ mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất số 01
TẢI VỀ mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất số 02
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.