Mục tiêu thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng?
Mục tiêu thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước là gì?
Mục tiêu thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Mục tiêu thi đua: động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, yêu ngành, yêu nghề, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Mục tiêu khen thưởng: khuyến khích, cổ vũ, tạo động lực, động viên cá nhân, tập thể hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể trong xây dựng, phát triển KTNN và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lưu ý:
Đối tượng thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội thuộc KTNN.
- Các đơn vị trực thuộc KTNN (sau đây gọi chung là tập thể cấp vụ); các phòng, ban và tương đương trong các đơn vị trực thuộc KTNN (sau đây gọi chung là tập thể cấp phòng).
- Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và các tập thể khác được thành lập theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN.
- Các cá nhân, tập thể ngoài KTNN có thành tích đóng góp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động, sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN.
- Các trường hợp khác do Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN quyết định.
Mục tiêu thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào?
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành của KTNN).
+ Thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác; khen thưởng chuyên đề vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; khen thưởng đột xuất được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích.
+ Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
++ Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...);
++ Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
++ Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.
+ Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với các phong trào thi đua được quy định cụ thể theo từng phong trào thi đua do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
+ Khi tính tỷ lệ khen thưởng: Trường hợp số lượng cá nhân hoặc tập thể tính theo tỷ lệ khen thưởng quy định tại Quy chế này có kết quả là số thập phân thì làm tròn số theo nguyên tắc sau: Dưới 0,5 tính là 0; từ 0,5 trở lên tính là 1.
+ Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Các đơn vị trong cùng một Khối thi đua trong Kiểm toán nhà nước là đơn vị như thế nào?
Khối thi đua được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
Khối thi đua
Các đơn vị trực thuộc KTNN được tổ chức thành các Khối thi đua. Các đơn vị trong cùng một Khối thi đua có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau. Các Khối thi đua có thể thay đổi linh hoạt căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm của các đơn vị theo Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, các đơn vị trong cùng một Khối thi đua trong Kiểm toán nhà nước là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.