Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì? Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế ra sao?

Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì? Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND được quy định như thế nào? Trọng tâm cải cách hành chính của tỉnh Bình Thuận?

Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì?

Căn cứ tiết a tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch số 3612/KH-UBND năm 2021 quy định mục tiêu về cải cách thể chế giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Thuận như sau:

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Cải cách thể chế:
a) Mục tiêu:
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển của tỉnh; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
- Hàng năm, 100% văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh được ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
- Hàng năm, xử lý hoặc kiến nghị xử lý dứt điểm 100% các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành trái pháp luật phát hiện qua kết quả rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 là:

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ;

- Tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển của tỉnh;

- Tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội.

Trong đó, đến năm 2025 cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- 100% văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh được ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý dứt điểm 100% các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ban hành trái pháp luật phát hiện qua kết quả rà soát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì? Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế ra sao?

Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì? Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế ra sao? (hình từ Internet)

Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND được quy định như thế nào?

Căn cứ tiết b tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch số 3612/KH-UBND năm 2021 thì nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Thuận như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương. Ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng quy trình các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các quy định của Trung ương.

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ soạn thảo, khắc phục tình trạng xin lùi thời hạn trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về Chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật.

Trọng tâm cải cách hành chính của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch số 3612/KH-UBND năm 2021 về nhiệm vụ chung về cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Thuận như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHUNG
...
2. Nhiệm vụ chung:
Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai thực hiện toàn diện trên 06 nội dung: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, trọng tâm là:
- Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đạt được, tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân và từng bước khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế trong giai đoạn vừa qua.
- Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên một số lĩnh vực.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, dám nghĩ, dám làm, có khát vọng đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm.
- Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

Theo đó, trọng tâm cải cách hành chính của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2021-2025 bao gồm:

- Tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đạt được, tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân và từng bước khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế trong giai đoạn vừa qua.

- Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên một số lĩnh vực.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, dám nghĩ, dám làm, có khát vọng đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm.

- Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

372 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào