Mục tiêu của Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 là gì? Kinh phí thực hiện Đề án được trích từ đâu?
- Mục tiêu của Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 là gì?
- Kinh phí thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 được trích từ đâu?
- Trong việc thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 thì Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những trách nhiệm gì?
Mục tiêu của Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 939/QĐ-TTg năm 2017 về mục tiêu như sau:
Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
Nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các mục tiêu sau:
a) 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp tham gia triển khai Đề án được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
b) 70% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp.
c) Hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
d) Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý.
đ) 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 hướng tới những mục tiêu sau:
+ 90% cán bộ Hội chuyên trách các cấp tham gia triển khai Đề án được nâng cao nhận thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
+ 70% hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp.
+ Hỗ trợ 20.000 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp.
+ Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý.
+ 100.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 được trích từ đâu?
Theo khoản 4 Điều 1 Quyết định 939/QĐ-TTg năm 2017 quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
...
4. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định, lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Theo đó, kinh phí thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 được trích nguồn ngân sách nhà nước theo quy định, lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Trong việc thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 thì Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 939/QĐ-TTg năm 2017 quy định về tổ chức thực hiện Đề án như sau:
Tổ chức thực hiện Đề án
1. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Chủ trì thực hiện Đề án.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở cấp Trung ương; phối hợp đồng bộ với các bộ, ngành, cơ quan trong quá trình thực hiện Đề án.
c) Hướng dẫn chỉ đạo các cấp Hội ở địa phương xây dựng Đề án, kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án ở địa phương.
d) Tổ chức đánh giá; sơ kết, tổng kết; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án; bổ sung, điều chỉnh hoạt động của Đề án bảo đảm phù hợp thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
đ) Hướng dẫn các cấp Hội huy động thêm các nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án/kế hoạch.
2. Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công có trách nhiệm phối hợp thực hiện Đề án, lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan của bộ, ngành, cơ quan.
3. Bộ Tài chính bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; triển khai các nhiệm vụ có liên quan trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
4. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án; lồng ghép các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong các chương trình, đề án liên quan.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp dưới phê duyệt Đề án/kế hoạch, tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện Đề án/kế hoạch, lồng ghép với các đề án, chương trình khác đang triển khai trên địa bàn.
b) Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện Đề án/kế hoạch theo quy định.
Như vậy, trong việc thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 thì Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.