Mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là gì?
- Mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là gì?
- Bản mô tả thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm đối với các phương pháp định lượng vi sinh vật bị tác động bởi yếu tố nào?
Mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là gì?
Mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9331:2012 (ISO/TS 22117 : 2010) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn và các yêu cầu cụ thể về thử nghiệm thành thạo thông qua so sánh liên phòng thử nghiệm như sau:
Thiết kế và mục tiêu của chương trình
4.1. Yêu cầu chung
Yêu cầu chung về thiết kế các chương trình PT đã được nêu trong TCVN ISO/IEC 17043; trong tiêu chuẩn này chỉ đề cập đến những khía cạnh yêu cầu xem xét đặc biệt đối với các chương trình PT về vi sinh vật trong nội dung của những nguyên tắc chung này.
4.2. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu cơ bản của mọi chương trình PT là cung cấp thông tin cho phép các phòng thử nghiệm tin tưởng vào độ tin cậy của kết quả phân tích của mình.
Các yêu cầu chi tiết về một kế hoạch được lập thành văn bản cho chương trình PT đã được đề cập trong TCVN ISO/IEC 17043:2011, 4.4.1.3 và kế hoạch này cũng cần bao gồm việc tham chiếu các quy định liên quan. Ví dụ về kế hoạch cho chương trình thử nghiệm vi sinh thực phẩm điển hình được nêu trong Phụ lục A.
...
Như vậy, theo quy định, mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là cung cấp thông tin cho phép các phòng thử nghiệm tin tưởng vào độ tin cậy của kết quả phân tích của mình.
Mục tiêu cơ bản của chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là gì? (Hình từ Internet)
Bản mô tả thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện gì?
Bản mô tả thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9331:2012 (ISO/TS 22117 : 2010) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn và các yêu cầu cụ thể về thử nghiệm thành thạo thông qua so sánh liên phòng thử nghiệm như sau:
Thiết kế và mục tiêu của chương trình
...
4.6. Thiết kế thống kê
Các yêu cầu chung cho thiết kế thống kê được nêu trong TCVN ISO/IEC 17043:2011, 4.4.4.
Một bản mô tả thiết kế thống kê cho chương trình PT về vi sinh phải chỉ ra rằng các phân tích thống kê được sử dung chịu ảnh hưởng từ mức độ đồng nhất của vật liệu thử, mà chính mức độ đồng nhất này cũng bị tác động bởi các biến ngẫu nhiên trong phân bố của các vi sinh vật.
Ngoại trừ số lượng nhỏ, một phân bố chuẩn theo hàm log thường được kỳ vọng trong dữ liệu phân tích định lượng và các phương pháp phân tích thống kê thích hợp phải được ứng dụng cho dữ liệu này [TCVN ISO/IEC 17043:2011, B.3.1.4d)]. Khi số lượng vi sinh vật thấp được yêu cầu trong các phép thử định lượng (ví dụ: trong kiểm tra mẫu nước hoặc đồ uống) thì áp dụng phân bố Poisson thích hợp hơn do độ biến thiên về số lượng vi sinh vật giữa các đơn vị khác nhau của vật liệu thử trở nên khá lớn và có thể che khuất độ biến thiên trong kĩ năng thao tác.
Độ đồng nhất của mẫu thông thường phải ở mức không gây ảnh hưởng đáng kể đến sự sai khác nhận thấy được giữa các phòng thử nghiệm.
Các phép thử bán định lượng và các phép thử phát hiện định tính cần đến các phương pháp thống kê khác nhau để phân tích dữ liệu và các phương pháp này được xem xét kỹ hơn trong 8.3 và 8.4.
...
Như vậy, theo quy định, bản mô tả thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm thành thạo về kiểm tra vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi phải chỉ ra rằng các phân tích thống kê được sử dung chịu ảnh hưởng từ mức độ đồng nhất của vật liệu thử, mà chính mức độ đồng nhất này cũng bị tác động bởi các biến ngẫu nhiên trong phân bố của các vi sinh vật.
Thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm đối với các phương pháp định lượng vi sinh vật bị tác động bởi yếu tố nào?
Thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9331:2012 (ISO/TS 22117 : 2010) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn và các yêu cầu cụ thể về thử nghiệm thành thạo thông qua so sánh liên phòng thử nghiệm như sau:
Đánh giá kĩ năng thao tác
...
8.3. Phương pháp định lượng
8.3.1. Yêu cầu chung
Thiết kế thống kê cho chương trình PT đối với các phương pháp định lượng vi sinh vật bị tác động bởi mức độ đồng nhất của vật liệu thử, do đó chịu tác động bởi độ biến thiên ngẫu nhiên về phân bố vi sinh vật trong mẫu. Ngoài ra, dường như có sự khác biệt đáng kể giữa các phòng thử nghiệm tham gia về độ chụm được yêu cầu hoặc mong đợi của một phép thử.
Việc lựa chọn phương pháp thống kê phải tính đến các yếu tố được liệt kê trong 8.1 và 8.2, cùng với các xem xét khác như số lượng các phòng thử nghiệm tham gia trong một chương trình cụ thể. Những tham số đưa đến quyết định các phép thống kê nào được dùng cho phân tích kết quả cần được công bố. Ví dụ: những chương trình đặc biệt có ít hơn 30 đơn vị tham dự; kết quả từ 30 đơn vị tham dự có thể được phân tích theo phương thức khác với các chương trình lớn hơn, ví dụ có 100 đơn vị tham dự.
...
Như vậy, theo quy định, thiết kế thống kê cho chương trình thử nghiệm đối với các phương pháp định lượng vi sinh vật bị tác động bởi mức độ đồng nhất của vật liệu thử, do đó chịu tác động bởi độ biến thiên ngẫu nhiên về phân bố vi sinh vật trong mẫu.
Ngoài ra, dường như có sự khác biệt đáng kể giữa các phòng thử nghiệm tham gia về độ chụm được yêu cầu hoặc mong đợi của một phép thử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.