Mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như thế nào?
- Mục tiêu cụ thể của chiến lược bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như thế nào?
- Giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 là gì?
- Kinh phí dùng để thực hiện chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 được trích từ những nguồn nào?
Mục tiêu cụ thể của chiến lược bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như thế nào?
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giai đoạn 2021 - 2030 (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm b khoản 2 Mục I Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2021 quy định về mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động như sau:
MỤC TIÊU
2. Mục tiêu cụ thể
b) Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động
- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Chiếu theo quy định này, mục tiêu bình đẳng giới lĩnh vực kinh tế, lao động hướng tới việc tăng tỷ lệ người lao động nữ làm công hưởng lương đồng thời giảm tỷ lệ người lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp.
Ngoài ra, mục tiêu còn đề ra việc tăng tỷ lệ phụ nữ nắm các chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp.
Giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 là gì?
Theo quy định tại Mục II Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2021 nêu các giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm:
– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới.
– Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới trên các lĩnh vực có liên quan. Thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
– Xây dựng và triển khai các Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác pháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách.
– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới. Hàng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.
– Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia.
– Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyên môn của các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Kinh phí dùng để thực hiện chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 được trích từ những nguồn nào?
Căn cứ Mục III Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2021 quy định như sau:
1. Kinh phí thực hiện Chiến lược bao gồm:
Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng;
Các nguồn hợp pháp khác.
2. Các bộ, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chiến lược và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chiếu theo quy định này, có 02 nguồn chính để thực hiện chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030:
(1) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm;
(2) Dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.