Mức tạm ứng hợp đồng đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể như thế nào?
Nguyên tắc tạm ứng vốn đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Công văn 10254/BTC-ĐT năm 2015 quy định về nguyên tắc tạm ứng vốn như sau:
Kể từ ngày 15/6/2015 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), mức tạm ứng được thực hiện như sau:
(1). Nguyên tắc tạm ứng vốn:
a. Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.
b. Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
c. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a mục 3 công văn này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.
d. Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định tại mục (3) công văn này; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt) thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.
e. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
...
Theo đó, nguyên tắc tạm ứng vốn đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại tiểu mục 1 Mục 2 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Thi công xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Mức tạm ứng hợp đồng đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 10254/BTC-ĐT năm 2015 quy định về mức vốn tạm ứng như sau:
Kể từ ngày 15/6/2015 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), mức tạm ứng được thực hiện như sau:
...
(3). Mức vốn tạm ứng:
a. Mức vốn tạm ứng tối thiểu:
...
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:
+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;
+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
...
b. Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, mức tạm ứng tối thiểu đối với hợp đồng thi công xây dựng có giá trị dưới 10 tỷ đồng là bằng 20% giá trị hợp đồng.
Đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng. Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.
Mức tạm ứng tối đa đối với hợp đồng thi công xây dựng là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng Tải về
Hồ sơ tạm ứng vốn đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 10254/BTC-ĐT năm 2015 quy định về hồ sơ tạm ứng vốn như sau:
Kể từ ngày 15/6/2015 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), mức tạm ứng được thực hiện như sau:
...
(2). Hồ sơ tạm ứng vốn:
Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại điểm a, mục 4 điều này.
Theo đó, để được tạm ứng vốn thì chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu được quy định tại tiểu mục 2 Mục 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.