Mức lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 mới nhất hiện nay? Có phụ cấp chức vụ không?
Mức lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 được căn cứ theo STT 1 Mục III Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định như sau:
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 là 6,44 x 1.800.000 = 11.592.000 đồng/tháng.
Mức lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 mới nhất hiện nay? Có phụ cấp chức vụ không? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 hiện nay là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 được căn cứ theo STT 1 Mục III Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định như sau:
Căn cứ trên quy định hệ số phụ cấp chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 là 0,90.
Hiện nay, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 là 0,90 x 1.800.000 = 1.620.000 đồng/tháng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân đô thị loại 2 bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
...
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; quyết định dự án đầu tư công trình đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch xây dựng công trình hạ tầng đô thị, giao thông theo quy định của pháp luật.
- Quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan đô thị trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.