Mức hưởng trợ cấp tuất cho công an người làm công tác cơ yếu được pháp luật quy định như thế nào?

Bố của tôi là công an làm hoạt động công tác cơ yếu, đến nay bố tôi đã mất nên cho tôi hỏi mức hưởng trợ cấp tuất cho thân nhân của công an người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu? Có những chế độ trợ cấp tuất nào? Rất mong được tư vấn!

Công tác cơ yếu hoặc hoạt động cơ yếu là gì? Người làm công tác cơ yếu là gì?

(1) Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:

 "1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm."

(2) Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:

"1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);"

Mức hưởng trợ cấp tuất cho công an người làm công tác cơ yếu được pháp luật quy định như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp tuất cho công an người làm công tác cơ yếu được pháp luật quy định như thế nào?

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân của công an người làm công tác cơ yếu

Căn cứ Điều 22 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định về mức trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân người lao động chết được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 62: Đồng chí Đại úy QNCN Nguyễn Thị Khuyên có 16 năm công tác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Tổng cục Kỹ thuật, có một con 05 tuổi. Hai vợ chồng đồng chí Khuyên không may cùng bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.

Trong trường hợp này, con của đồng chí Khuyên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Ví dụ 63: Hai vợ chồng đồng chí Nguyễn Thị Hồng đều là quân nhân, công tác tại Tổng cục Hậu cần, có một con duy nhất 6 tuổi. Cả hai vợ chồng đồng chí Hồng bị chết do tai nạn lao động. Trường hợp này, con của vợ chồng đồng chí Hồng sẽ được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng tháng (bằng 02 lần của 70% mức lương cơ sở).

Ví dụ 64: Đồng chí Nguyễn Văn Đông, nhân viên cơ yếu ở Tỉnh ủy Hải Dương, là con duy nhất trong gia đình, mẹ đã chết, bố 62 tuổi (không có nguồn thu nhập). Đồng chí Đông bị chết do tai nạn lao động.

Trong trường hợp này, bố đồng chí Đông thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

- Trường hợp số thân nhân của người lao động chết, đủ điều kiện hưởng tuất hằng tháng vượt quá 4 người, thì các thân nhân trong gia đình thỏa thuận, thống nhất bằng văn bản, lựa chọn người nhận trợ cấp tuất hằng tháng, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú, gửi cơ quan quản lý người lao động trước khi chết, báo cáo đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hoặc Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của công an người làm công tác cơ yếu

Căn cứ Điều 24 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định về mức trợ cấp tuất một lần như sau:

- Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 6 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

- Đối với người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61% khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động đang hưởng trước khi chết.

- Đối với người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động đang hưởng trước khi chết.

- Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa (1/2) năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm cơ sở tính trợ cấp tuất một lần

Ví dụ 65: Đồng chí Trung úy QNCN Nguyễn Văn Sơn, nhập ngũ tháng 10 năm 2005, bị ốm chết tháng 3 năm 2017; có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.500.000 đồng/tháng.

+ Đồng chí Sơn có 8 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2014; có 3 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi.

+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của đồng chí Sơn được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):

[(8 x 1,5) + (3,5 x 2)] x 5.500.000 đồng = 104.500.000 đồng.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Thông tư này thấp nhất bằng 03 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi người lao động chết.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

- Người vừa hưởng chế độ hưu trí, vừa hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo chế độ của thân nhân người hưởng lương hưu chết.

- Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP mà chết thì trợ cấp tuất một lần tính theo mức lương cơ sở; mức thấp nhất bằng 03 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm người lao động chết.

Ví dụ 66: Đồng chí Vũ Văn Nam, chiến sĩ công an, nhập ngũ tháng 7 năm 2015 tháng 4 năm 2016 bị tai nạn rủi ro chết, mức trợ cấp tuất một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội là: 1.150.000 đồng x 01 năm x 02 tháng = 2.300.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định, mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trợ cấp tuất một lần cho thân nhân đồng chí Nam là: 1.150.000 đồng x 03 tháng = 3.450.000 đồng.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung trợ cấp tuất cho công an người làm công tác cơ yếu mà bạn quan tâm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,161 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào