Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là bao nhiêu? Trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?

Cho tôi hỏi mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc theo hợp đồng lao động tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Trong trường hợp nào thì lao động nước ngoài không được hưởng bảo hiểm y tê nữa? Câu hỏi của anh Tài từ TP.HCM

Mức bảo hiểm y tế mà người sử dụng lao động cần phải đóng cho người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 13 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...

Như vậy.mức đóng bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng là 2/3 trong mức 6% tiền lương tháng nộp cho bảo hiểm y tế.

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là bao nhiêu?

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoàn 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
...

Dẫn chiếu Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
...

Từ các quy định trên, người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

Chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Người lao động nước ngoài không được hưởng bảo hiểm y tế trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì người lao động nước ngoài không được hưởng bảo hiểm y tế trong những trường hợp sau:

(1) Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

(2) Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

(3) Khám sức khỏe.

(4) Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

(5) Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

(6) Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

(7) Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

(8) Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

(9) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

(10) Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

(11) Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

(12) Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,048 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào