Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI? Sức tàn phá của Siêu bão YAGI?

Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI là bao nhiêu theo quy định pháp luật? Sức tàn phá của Siêu bão YAGI? Quyền của người lao động được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?

Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI?

Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động được quy định tại điểm b tiết 1.3 khoản 1 Điều 6 Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 cụ thể như sau:

Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
1.3. Chi thăm hỏi, trợ cấp.
a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ, việc hiếu của đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...; ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.
...

Theo đó, đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc đối tượng được chi trợ cấp do bị ảnh hưởng bởi Siêu bão YAGI.

Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.

Bên cạnh đó, chi tiết mức trợ cấp, hỗ trợ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022, cụ thể như sau:

- Gia đình cán bộ công chức trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do Siêu bão được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần;

- Mức chi cho đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do Siêu bão thì thân nhân của họ được hỗ trợ tối đa 3.000.000 đồng/người.

Lưu ý: Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022:

- Quy định này quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên (Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022).

- Đối tượng áp dụng: (Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022).

+ Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở);

+ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương);

+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn);

Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI? Sức tàn phá của Siêu bão YAGI?

Mức hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động do ảnh hưởng Siêu bão YAGI? Sức tàn phá của Siêu bão YAGI? (Hình từ Internet)

Sức tàn phá của Siêu bão YAGI?

Sức tàn phá của Siêu bão YAGI được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Bên cạnh đó, theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
..
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
...

Theo đó, Siêu bão YAGI có mức độ rủi ro từ rất lớn đến rủi ro ở mức thảm họa.

Ngoài ra, theo Hướng dẫn từ Bộ xây dựng và Viện khoa học Công nghệ Tải về mô tả cụ thể mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của gió bão YAGI - Siêu bão cụ như sau:

- Vận tốc gió đối với Siêu bão ước tính từ 184km/h đến 220km/h;

- Độ sóng biển cao lên tới hơn 14m;

- Tình trạng mặt biển: sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn;

- Sức phá hoại của Siêu bão YAGI trên mặt đất:

+ Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn có thể bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao.

+ Sức tàn phá ghê gớm, có thể đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu từ 3 m đến 5 m bật gốc.

+ Sức phá hoại cực lớn, công trình xây dựng hư hại nặng nề.

+ Sức phá hoại cực lớn, bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, công trình xây dựng hư hại nặng nề, mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa, tấm sàn bê tông dày 100 mm có thể bị di chuyển.

Tham khảo mô tả chi tiết Sức mạnh Cấp gió bão Siêu bão:

Quyền của người lao động được quy định như thế nào?

Quyền của người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

840 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào