Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA đối với doanh nghiệp là bao nhiêu và được trích nộp vào đâu?
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA đối với doanh nghiệp là bao nhiêu và được trích nộp vào đâu?
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA được quy định tại Điều 11 Nghị định 97/2018/NĐ-CP như sau:
Dự phòng rủi ro cho vay lại
1. Dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định như sau:
a) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;
b) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.
2. Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại:
a) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ;
b) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.
Theo đó, mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA đối với doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA đối với doanh nghiệp được trích nộp vào:
- Quỹ Tích lũy trả nợ (nếu cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng);
- Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA đối với doanh nghiệp là bao nhiêu và được trích nộp vào đâu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được vay lại vốn vay ODA để thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 35 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về phương thức cho vay lại vốn vay ODA như sau:
Phương thức cho vay lại
1. Bộ Tài chính cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để thực hiện chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính ủy quyền cho ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập để đầu tư chương trình, dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
3. Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại đối với doanh nghiệp để đầu tư dự án sản xuất - kinh doanh. Tổ chức tín dụng được ủy quyền cho vay lại phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam;
b) Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp được vay lại vốn vay ODA để:
- Đầu tư chương trình, dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
- Để đầu tư dự án sản xuất - kinh doanh.
Doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại được quy định tại Điều 40 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại
...
2. Bên vay lại có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng cho vay lại. Trường hợp không trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cho vay lại áp dụng để thu hồi nợ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác;
d) Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại và cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp vay lại vốn vay ODA thì phải có trách nhiệm:
- Quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng cho vay lại.
Trường hợp không trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cho vay lại áp dụng để thu hồi nợ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác;
- Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại và cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.