Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không? Câu hỏi của anh Q.O.Q đến từ Thái Bình.

Việc hạn chế sử dụng cảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh có được xem là hình thức truyền thông về phòng chống tác hại của rượu, bia không?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 về hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu.
2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
3. Thi tuyên truyền, tìm hiểu.
4. Chiến dịch truyền thông.
5. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:

Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Luật này.
2. Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia và việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.

Như vậy, việc hạn chế sử dụng cảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh được xem là một trong những hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia.

Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không?

Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 24/2020/NĐ-CP về việc hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình:

Theo đó, mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật là tiêu chí phân loại phim để phổ biến phim theo lứa tuổi phù hợp, được lồng ghép trong tiêu chí phân loại phim theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử hoặc tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định hoặc phê phán, lên án hành vi uống rượu, bia;

Việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật ngoài các trường hợp trên phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt phim chấp thuận.

Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 thì:

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không?

Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không? (Hình từ Internet)

Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện để phân loại phim được xác định dựa trên các nguyên tắc nào?

Chất kích thích là một thuật ngữ mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều loại hoạt chất làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương và cơ thể.

Các chất kích thích được sử dụng phổ biến như rượu, bia, thuốc lá. Ngoài ra, còn có các loại ma túy, cỏ mỹ, cần sa,…

Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì:

- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL thì tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện để phân loại phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, cụ thể:

(i) Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực;

(ii) Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim;

(iii) Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:

- Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh;

- Hình ảnh có mức độ tác động thấp.

(iv) Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết:

- Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;

- Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;

- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;

- Được tả thực, thay vì cách điệu;

- Khuyến khích tương tác;

- Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại.

(v) Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

Ngoài ra, mục đích của tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện để phân loại phim là: không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

672 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào