Mục đích hoạt động của Hiệp hội In Việt Nam là gì? Hiệp hội In Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Mục đích hoạt động của Hiệp hội In Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội In Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 186/QĐ-BNV năm 2012 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội In Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đang hoạt động trong ngành in, nhằm mục đích tập hợp hội viên đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển ngành in Việt Nam và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
Theo đó, mục đích hoạt động của Hiệp hội In Việt Nam là nhằm mục đích tập hợp hội viên đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển ngành in Việt Nam và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
Hiệp hội In Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội In Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội In Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 186/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tuân thủ các quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành khác về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
Theo quy định trên, Hiệp hội In Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tuân thủ các quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ của Hiệp hội In Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội In Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 186/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Tập hợp, đoàn kết và động viên hội viên phát huy mọi khả năng, tiềm lực nhằm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi hội viên vì sự nghiệp phát triển ngành in Việt Nam.
2. Đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách phát triển ngành in: đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành in theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin cho hội viên về các chính sách, cơ chế của Nhà nước, các tiến bộ khoa học công nghệ và thị trường thuộc lĩnh vực in.
4. Nghiên cứu, phổ biến áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ in để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
5. Tham gia, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực in; trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, phản ánh nguyện vọng của hội viên tới các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Hòa giải các tranh chấp phát sinh trong hội viên.
8. Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác với các Hiệp hội In trong khu vực, trên thế giới theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
9. Tuyên truyền, vận động để phát triển hội viên.
Theo đó, Hiệp hội In Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quyền của Hiệp hội In Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội In Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 186/QĐ-BNV năm 2012 về quyền của Hiệp hội như sau:
Quyền của Hiệp hội
1. Thành lập, giải thể các tổ chức thuộc Hiệp hội (sau đây gọi là đơn vị trực thuộc Hiệp hội) theo quy định của pháp luật.
2. Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, cơ chế của Nhà nước liên quan đến ngành in theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia góp ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương về các đề án, dự án và quy hoạch phát triển ngành in khi được yêu cầu.
4. Vận động, tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực in, thiết lập quan hệ với các tổ chức in trong khu vực và trên thế giới để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và đơn vị trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo kinh phí hoạt động cho Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Xét khen thưởng và kỷ luật hội viên.
9. Quyết định những vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Như vậy, Hiệp hội In Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, cơ chế của Nhà nước liên quan đến ngành in theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.