Mục đích hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là gì? Hiệp hội sẽ có những nhiệm vụ nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Cho tôi hỏi mục đích hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là gì? Hiệp hội sẽ có những nhiệm vụ nào? Tôi rất mong sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Thanh Thúy ở Nghệ An.

Mục đích hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2002/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam như sau:

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là tổ chức tự nguyện, phi Chính phủ của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thuộc tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cơ khí trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục đích của Hiệp hội nhằm tạo nên sự hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước để thúc đẩy doanh nghiệp cơ khí phát triển và bảo vệ quyền lợi của hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Theo quy định trên, mục đích hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là nhằm tạo nên sự hợp tác, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước để thúc đẩy doanh nghiệp cơ khí phát triển và bảo vệ quyền lợi của hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (Hình từ Internet)

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ nào?

Theo Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2002/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam như sau:

Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Hiệp hội tổ chức liên kết tập hợp mọi thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để thống nhất ý chí hành động trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển ngành công nghiệp cơ khí đẩy nhanh phát triển CNH-HĐH.
2. Thường xuyên phối hợp với Hội KHKT cơ khí Việt Nam để tham gia tư vấn cho nhà nước về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, về chủ trương, chính sách, các biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, bảo vệ thị trường trong nước và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của ngành cơ khí ở Việt Nam. Báo cáo, trao đổi với cơ quan nhà nước những vấn đề có liên quan đến phát triển ngành cơ khí.
3. Phối hợp tổ chức các hoạt động trong hợp tác sản xuất và liên kết kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa sản xuất, nghiên cứu, đào tạo trong nước và nước ngoài với Hội viên để thúc đẩy phát triển có hiệu quả ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam theo định hướng chiến lược do nhà nước đề ra.
4. Làm đầu mối thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các hội viên, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong kinh doanh, mua bán sản phẩm, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi hội viên, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của các dự án sản xuất, các dự án đầu tư công nghiệp trong toàn quốc.
5. Quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế cùng lĩnh vực trên thế giới theo quy định của pháp luật; khuyến khích và tạo điều kiện để các hội viên gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với các tổ chức công nghiệp cơ khí nước ngoài. Tập hợp ý kiến hội viên đưa ra chương trình nội dung phù hợp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cơ khí hợp tác có hiệu quả.
6. Tổ chức cung cấp thông tin, tư vấn trong các lĩnh vực liên quan công nghiệp cơ khí, giúp các hội viên của Hiệp hội trong việc tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước.
7. Trong khuôn khổ và khả năng cho phép, góp ý kiến, tư vấn để giúp các hội viên giải quyết khó khăn vướng mắc, hoà giải những xung đột trong sản xuất kinh doanh.

Theo đó, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ tổ chức liên kết tập hợp mọi thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để thống nhất ý chí hành động trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển ngành công nghiệp cơ khí đẩy nhanh phát triển CNH-HĐH.

Đồng thời phối hợp tổ chức các hoạt động trong hợp tác sản xuất và liên kết kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa sản xuất, nghiên cứu, đào tạo trong nước và nước ngoài với Hội viên để thúc đẩy phát triển có hiệu quả ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam theo định hướng chiến lược do nhà nước đề ra.

Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 9 Điều lệ của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 16/2002/QĐ-BNV về tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam như sau:

Tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam gồm:
- Đại hội toàn thể.
- Hội đồng Hiệp hội, Ban Thường trực và văn phòng Hiệp hội.
- Ban kiểm tra.
- Các Ban chuyên môn.
- Các Chi hội trực thuộc Hội đồng.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam gồm những cơ quan sau:

+ Đại hội toàn thể.

+ Hội đồng Hiệp hội, Ban Thường trực và văn phòng Hiệp hội.

+ Ban kiểm tra.

+ Các Ban chuyên môn.

+ Các Chi hội trực thuộc Hội đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

928 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào