Mức chi bồi dưỡng đối với người thực hiện công tác tiếp công dân có thể vượt quá quy định của pháp luật hay không?

Người thực hiện công tác tiếp công dân có được hưởng chế độ bồi dưỡng hay không? Mình được giao thực hiện nhiệm vụ này và đã thực hiện được 2 tuần. Nên mình muốn hỏi nếu được nhận bồi dưỡng thì mức chi cụ thể áp dụng đối với người thực hiện công tác tiếp công dân là bao nhiêu? Mức chi bồi dưỡng đối với người thực hiện công tác tiếp công dân có thể vượt quá quy định của pháp luật hay không?

Người thực hiện công tác tiếp công dân có được hưởng chế độ bồi dưỡng hay không?

Các chính sách, chế độ áp dụng đối với người tiếp công dân được quy định tại Điều 19 Nghị định 64/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 19. Chính sách, chế độ đối với người tiếp công dân
1. Người tiếp công dân được hưởng các chế độ chính sách sau:
a) Chế độ bồi dưỡng theo quy định Nghị định này;
b) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân quyết định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo hướng dẫn của Tổng thanh tra Chính phủ;
c) Người tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân được hưởng chế độ trang phục tiếp công dân.
Tổng thanh tra Chính phủ quy định kiểu dáng, định mức tiêu chuẩn trang phục đối với người tiếp công dân thường xuyên, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính.
2. Người được điều động, phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân hoặc làm nhiệm vụ phục vụ công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của Nghị định này."

Có thể thấy khi thực hiện công tác tiếp công dân, người tiếp công dân sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chi bồi dưỡng cho người thực hiện công tác tiếp công dân

Chi bồi dưỡng cho người thực hiện công tác tiếp công dân

Mức chi cụ thể áp dụng đối với người thực hiện công tác tiếp công dân là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 320/2016/TT-BTC, mức chi bồi dưỡng dành cho người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân được quy định cụ thể như sau:

"Điều 4. Mức chi
1. Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/1 ngày/1 người.
Đối với cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao hoặc phân công làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương được bồi dưỡng 150.000 đồng/1 ngày/1 người; trường hợp đang hưởng chế độ phụ cấp theo nghề được bồi dưỡng 120.000 đồng/1 ngày/1 người.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/1 ngày/1 người."

Có thể thấy, tùy vào đối tượng vị trí công việc cụ thể, mức bồi dưỡng cũng sẽ được chi trả phù hợp.

Mức chi bồi dưỡng đối với người thực hiện công tác tiếp công dân có thể vượt quá quy định của pháp luật hay không?

Việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện công tác tiếp dân được quy định tại Điều 7 Thông tư 320/2016/TT-BTC như sau:

"Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư là mức chi tối đa làm căn cứ để các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quy định mức chi cụ thể để thực hiện chi tiêu cho phù hợp nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Điều 4 Thông tư này trong phạm vi dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.
2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nội dung, mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trường hợp cần thiết do yêu cầu công việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cao hơn nhưng không vượt quá 20% mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao phụ trách công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh quyết định mức chi bồi dưỡng nhưng không vượt quá mức chi tối đa được quy định tại Điều 4 Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao."

Như vậy, mức chi bồi dưỡng nói trên không được vượt quá mức chi tối đa quy định tại Điều 4 Thông tư này trong phạm vi dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết do yêu cầu công việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chi cao hơn nhưng không vượt quá 20% mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

25,595 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào