Mua sắm tập trung có thể thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu không? Nếu có thì áp dụng trong trường hợp nào?

Mua sắm tập trung có thể thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu không? Nếu có thì áp dụng trong trường hợp nào? Trong quy trình chỉ định thầu thông thường mà chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu thì nhà thầu đó cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Câu hỏi của chị M (Nghệ An).

Mua sắm tập trung có thể thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu không? Nếu có thì áp dụng trong trường hợp nào?

Mua sắm tập trung được đề cập tại Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Mua sắm tập trung
...
3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
...

Theo quy định này thì mua sắm tập trung vẫn có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Cụ thể, nếu hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung thuộc các trường hợp sau thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu:

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân;

- Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện;

- Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường.

Mua sắm tập trung có thể thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu không? Nếu có áp dụng trong trường hợp nào?

Mua sắm tập trung có thể thực hiện dưới hình thức chỉ định thầu không? Nếu có áp dụng trong trường hợp nào? (hình từ internet)

Trong quy trình chỉ định thầu thông thường mà chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu thì nhà thầu đó cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 76 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu
...
4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
...

Như vậy, trong quy trình chỉ định thầu thông thường mà chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu thì nhà thầu đó cần đáp ứng tiêu chuẩn sau:

- Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;

- Có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Đơn vị mua sắm tập trung trong lựa chọn nhà thầu thông qua chỉ định thầu có những trách nhiệm nào?

Đơn vị mua sắm tập trung trong lựa chọn nhà thầu thông qua chỉ định thầu có những trách nhiệm được quy định tại Điều 88 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể:

Trách nhiệm trong mua sắm tập trung
1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 78 của Luật Đấu thầu.
2. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 77 của Luật Đấu thầu.

Như vậy, đơn vị mua sắm tập trung trong lựa chọn nhà thầu thông qua chỉ định thầu có những trách nhiệm tại Điều 78 Luật Đấu thầu 2023, gồm:

(i) Phê duyệt các nội dung sau đây:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, gói thầu đấu thầu trước; kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Kết quả lựa chọn nhà thầu.

(ii) Tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại mục (i).

(iii) Ký kết hoặc ủy quyền ký kết và quản lý hợp đồng với nhà thầu; ký kết và quản lý thỏa thuận khung đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung; thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng đã ký kết.

(iv) Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; trường hợp nhân sự không đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu. Quyết định thành lập tổ chuyên gia đáp ứng quy định tại Điều 19 của Luật này trong trường hợp không thuê đơn vị tư vấn làm bên mời thầu.

(v) Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.

(vi) Giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu.

(vii) Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

(viii) Lưu trữ thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Luật này.

(ix) Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu hằng năm.

(x) Hủy thầu đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này.

(xi) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

(xii) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu.

(xiii) Trường hợp chủ đầu tư đồng thời là bên mời thầu thì còn phải thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 79 của Luật này.

(xiv) Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đấu thầu qua mạng.

(xv) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi sử dụng chứng thư số của mình.

(xvi) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
808 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào