Mua phải hàng giả trên mạng, đòi lại tiền như thế nào? Người kinh doanh hàng giả khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Người kinh doanh hàng giả khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Tôi có mua hàng trên mạng, tuy nhiên khi nhận sản phẩm thì hàng không như mong đợi và tôi đã nhờ người quen có kinh nghiệm để nhờ họ kiểm tra thử cũng như có quét thử QR code dán trên sản phẩm thì cũng không ra thông tin chính xác, tôi biết chắc rằng mình đã mua phải hàng giả. Tôi có liên hệ đến bên bán hàng thì họ bảo rằng đó không phải là sản phẩm bên họ, họ cam đoan những sản phẩm bên họ bán đều là hàng chính hãng nên không đồng ý bồi thường cho tôi. Vậy tôi phải làm cách nào để có thể đòi lại tiền.

Mua phải hàng giả trên mạng, đòi lại tiền như thế nào?

Về vấn đề này, trước tiên để đảm bảo quyền lợi thì mình có thể làm đơn tố giác về hành vi này với cơ quan công an cấp huyện nơi mà bên bán đang hoạt động.

Trong trường hợp này, mình cần cung cấp đầy đủ giấy tờ, tài liệu, email, tin nhắn, thông báo chuyển tiền, chiếc túi...về việc thỏa thuận giao dịch mua bán này giữa mình và bên bán để cơ quan công an có cơ sở xác minh thông tin chính xác.

Theo định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả."

Thuộc vào những trường hợp trên thì được xác định là hàng giả.

Mua phải hàng giả trên mạng, đòi lại tiền như thế nào? Người kinh doanh hàng giả khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Mua phải hàng giả trên mạng, đòi lại tiền như thế nào? Người kinh doanh hàng giả khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi kinh doanh hàng giả khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Nếu như người kinh doanh hàng giả bị kiểm tra phát hiện mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
..."

Trên đây là các mức phạt khi có hành vi kinh doanh hàng giả.Tùy thuộc vào trị giá của mặt hàng hoặc số lợi bất hợp pháp thu được mà sẽ áp dụng theo các mức phạt tiền phù hợp.

Hành vi kinh doanh hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Nếu như việc kinh doanh hàng giả này đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bên phía bán túi này cho mình có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Tùy theo giá trị của đơn hàng thì sẽ có hình phạt riêng cho từng trường hợp cụ thể. Do không biết chính xác thông tin nên bạn tham khảo quy định trên để biết thêm thông tin.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,447 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào