Mua bán phù hiệu của Công an xã có bị cấm hay không? Công an xã có con dấu riêng hay không?
Mua bán phù hiệu của Công an xã có bị cấm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Pháp lệnh công an xã năm 2008 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tổ chức, sử dụng lực lượng Công an xã trái với quy định của Pháp lệnh này.
2. Giả danh Công an xã.
3. Chống lại hoặc cản trở Công an xã thi hành công vụ.
4. Sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu của Công an xã.
5. Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Công an xã.
Như vậy, hành vi mua bán phù hiệu của Công an xã là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Công an xã (Hình từ Internet)
Công an xã có con dấu riêng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Pháp lệnh công an xã năm 2008 như sau:
Tổ chức của Công an xã
1. Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Công an viên được bố trí tại thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và bố trí làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã.
2. Chính phủ quy định khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Căn cứ vào quy định khung số lượng của Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên từng xã.
3. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng Công an xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng Công an xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo đề nghị của Trưởng Công an xã quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên.
4. Trong trường hợp cần thiết, do yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Giám đốc Công an cấp tỉnh sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định điều động sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an xã.
5. Công an xã có con dấu riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì công an xã sẽ có con dấu riêng.
Công an xã có nhiệm vụ quản lý đối tượng phải chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Pháp lệnh công an xã năm 2008 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã
1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.
2. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo thẩm quyền.
3. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn xã; quản lý người được đặc xá, người sau cai nghiện ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
...
Như vậy, Công an xã có nhiệm vụ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các đối tượng phải chấp hành hình phạt quản chế, cải tạo không giam giữ trên địa bàn xã.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.