Một số yêu cầu chung đối với xe và các bộ phận của xe đạp điện là gì? Hệ thống điện của xe đạp điện phải được lắp đặt thế nào?
Một số yêu cầu chung đối với xe và các bộ phận của xe đạp điện là gì?
Căn cứ theo Mục 2.1.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT có quy định về yêu cầu chung của xe và các bộ phần của xe đạp điện thì:
Yêu cầu chung
2.1.1.1. Xe và các bộ phận của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này.
2.1.1.2. Các cơ cấu cố định của Xe phải được lắp chắc chắn đúng vị trí. Không có sự va chạm hoặc cọ xát giữa cơ cấu chuyển động và cố định.
2.1.1.3. Các bộ phận của Xe có thể tiếp xúc với người điều khiển hoặc người xung quanh không được có điểm nhọn, cạnh sắc.
2.1.1.4. Xe phải có: đèn chiếu sáng phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện.
2.1.1.5. Cọc lái (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc lái với ống cổ càng lái. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cọc lái tại vị trí lắp.
2.1.1.6. Cọc yên (nếu có) phải điều chỉnh được chiều cao, có dấu hiệu không dễ tẩy xóa để chỉ chiều sâu lắp nhỏ nhất giữa cọc yên với ống đứng của khung. Chiều sâu lắp nhỏ nhất này không được nhỏ hơn 2 lần đường kính cọc yên tại vị trí lắp.
Theo đó, xe và các bộ phận của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này và các bộ phận của Xe có thể tiếp xúc với người điều khiển hoặc người xung quanh không được có điểm nhọn, cạnh sắc.
Một số yêu cầu chung đối với xe và các bộ phận của xe đạp điện là gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống điện của xe đạp điện phải được lắp đặt như thế nào?
Về hệ thống điện của xe đạp điện được quy định rõ tại Mục 2.1.9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT quy định như sau:
Hệ thống điện của Xe
2.1.9.1. Các cơ cấu của hệ thống điện phải được lắp đặt đúng vị trí và chiều cực. Dây điện phải được bọc cách điện, lắp đặt chắc chắn và không được cọ xát với các bộ phận chuyển động khác của xe. Các đầu nối dây điện phải được bọc kín.
2.1.9.2. Sau khi thử khả năng chịu nước, Xe phải hoạt động bình thường.
2.1.9.3. Khung xe, tay lái, hộp ắc quy và vỏ của động cơ phải được cách điện. Điện trở cách điện của các phần này không được nhỏ hơn 2 MW.
2.1.9.4. Bộ điều khiển điện của Xe
a) Phải có tính năng ngắt nguồn năng lượng điện cho động cơ khi phanh (chỉ áp dụng đối với Xe vận hành bằng động cơ điện).
b) Phải có tính năng ngắt nguồn năng lượng trợ lực điện khi ngừng đạp chân hoặc khi vận tốc của Xe lớn hơn 25 km/h (chỉ áp dụng đối với Xe trợ lực điện).
c) Phải có tính năng bảo vệ khi sụt áp, quá dòng.
Theo đó, các cơ cấu của hệ thống điện phải được lắp đặt đúng vị trí và chiều cực. Dây điện phải được bọc cách điện, lắp đặt chắc chắn và không được cọ xát với các bộ phận chuyển động khác của xe. Các đầu nối dây điện phải được bọc kín.
Thử vận tốc lớn nhất của xe đạp điện được tiến hành thực hiện các bước thế nào?
Theo Mục 2.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT có quy định về thử vận tốc lớn nhất của xe đạp điện như sau như sau:
Thử vận tốc lớn nhất của Xe (chỉ áp dụng đối với xe vận hành bằng động cơ điện) theo quy định tại mục 2.1.4 của Quy chuẩn này được thực hiện như sau:
a) Điều kiện thử
- Khối lượng người điều khiển: 75 kg; nếu không đủ 75 kg, cho phép chất thêm tải để đủ 75 kg.
- Môi trường thử:
+ Nhiệt độ môi trường: ≤ 35 °C;
+ Vận tốc gió: ≤ 3 m/s;
- Mặt đường thử: là loại mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám j không nhỏ hơn 0,6.
- Chuẩn bị Xe:
+ Lốp được bơm tới áp suất quy định của nhà sản xuất;
+ Ắc quy được nạp đầy điện theo quy định của nhà sản xuất.
b) Tiến hành thử
- Xác lập quãng đường đo 100 m trên đường thử;
- Xe phải được tăng tốc đến vận tốc lớn nhất có thể khi bắt đầu đi vào quãng đường đo và duy trì vận tốc lớn nhất này trong suốt quãng đường đo;
- Đo thời gian Xe chạy hết quãng đường đo;
- Cho xe chạy theo chiều ngược lại và lặp lại trình tự như trên;
- Tính toán vận tốc lớn nhất của Xe theo công thức: V = 720/t
Trong đó:
V: vận tốc của Xe (km/h);
t: tổng thời gian để Xe đi hết quãng đường đo theo hai chiều (s).
- Sai số cho phép ± 5 %.
Các quy định về quản lý xe đạp điện phải tuân thủ theo những gì?
Theo Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2013/BGTVT có quy định thì:
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm
Xe đạp điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
3.2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
3.2.1. Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật
Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
3.2.2. Yêu cầu về mẫu thử
Số lượng mẫu thử cần thiết để thử nghiệm theo quy chuẩn này là: 01 Xe mẫu thử cộng thêm 01 bộ ắc quy để thử quãng đường đi được liên tục.
3.3. Báo cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo thử nghiệm có các nội dung ít nhất bao gồm các nội dung quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
3.4. Áp dụng quy định
Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung, chuyển đổi hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
Như vậy, trong quy định quản lý xe đạp điện sẽ theo các nguyên tắc đó là:
Về phương thức kiểm tra, thử nghiệm;
Yêu cầu về mẫu thử;
Báo cáo thử nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.