Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?

Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế? Hoá chất khử trùng nước có phải là hàng hóa bình ổn giá không? Ai có trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả sau bão lụt?

Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:
...
d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
...

Như vậy, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của bão lụt.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo biện pháp phòng bệnh ngoài da do nước và tìm hiểu một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt theo Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt của Bộ Y tế như sau: TẢI VỀ

Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?

Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế? (hình từ internet)

Phòng bệnh ngoài da do nước như thế nào?

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.

- Không mặc quần áo ẩm ướt.

- Trong mùa lũ, không để trẻ em bơi lội, tắm hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn có thể gây các bệnh tiêu chảy do trẻ nuốt phải nước bẩn.

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón chân, tay

Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng?

Có thể xử lý nước bằng phương pháp lý học hoặc phương pháp hoá học.

Khử trùng bằng phương pháp lý học thông thường là đun sôi. Nước sau khi khử trùng có thể bị tái nhiễm bẩn do sử dụng và bảo quản tại nhà không đảm bảo.

Một số hoá chất khử trùng (như Clo, Iốt) có thể tồn tại trong nước một thời gian sau khi tiếp xúc.

Lượng hoá chất thừa rất cần thiết vì nó có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tới mức tối thiểu, cũng như ảnh hưởng của tái nhiễm.

Đó là một trong những lý do vì sao Clo được coi là hoá chất khử trùng nước uống thông dụng nhất.

Mỗi một chất khử trùng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đòi hỏi những cách thức riêng biệt về đo lường, chuẩn bị và sử dụng.

Clo là hoá chất khử trùng có hiệu quả khi độ đục và pH của nước không cao, chẳng hạn không vượt quá 8,0. Phần lớn các nguồn nước đều có pH thấp hơn 8,0 vì vậy có thể sử dụng được.

Quá trình khử trùng bằng Clo sẽ kém hiệu quả hơn đối với nước đục, vì vậy trước khi Clo hoá phải làm sạch nước. Có thể sử dụng Clo ở dạng hợp chất khác nhau: Hypoclorit Canxi, Hypoclorit Natri hoặc

Clo nguyên chất (khí hoặc lỏng) chứa trong các bình hình trụ.

Loại hoá chất đang được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là Cloramin B, Aquatabs 67mg. Đây là hoá chất mà Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng trong xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt. Viên sủi Aquatabs 67mg thích hợp để khử khuẩn nước dùng trong ăn uống. Cloramin B được sử dụng dưới hai dạng: viên và bột. Hàm lượng Clo hoạt tính của loại bột thường sử dụng là 27%. Ngoài ra, hiện nay có một số hoá chất khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Đó là: Hypoclorit Canxi (thường gọi là Clorua vôi, chất tẩy nhiệt đới, bột tẩy “HTH” - High Test Hypochlorite) là loại bột chứa từ 20 - 70% Clo hoạt tính. Hypoclorit Canxi thường được sử dụng dưới dạng dung dịch để khử trùng tại nông thôn, tại các hệ thống cấp nước cỡ nhỏ; hoặc dưới dạng chứa trong các dụng cụ thẩm thấu, hoặc dưới dạng viên nén sử dụng cho gia đình.

Hypoclorit Natri (chất tẩy và chất sát trùng) được sản xuất ở dạng dung dịch. Dung dịch Hypoclorit Natri chứa khoảng từ 1 - 18% Clo hoạt tính, nghĩa là chứa rất nhiều nước. Hypoclorit Natri có thể bị hư hỏng nhanh chóng bởi ánh sáng, nhiệt độ nóng và không khí, vì vậy phải được bảo quản tại những nơi kín, khô và mát, trong các thùng không rỉ (ví dụ: bằng nhựa, gốm, kính tối màu và bê tông).

Clo tinh khiết, chẳng hạn như Clo khí hoặc Clo lỏng chứa trong các bình thép được sử dụng rộng rãi. Dạng Clo này được sử dụng rộng rãi tại các trạm xử lý nước, tại đầu giếng, nơi bắt đầu bơm nước hoặc tại bể tái khử trùng trước khi đưa nước vào hệ thống phân phối lớn. Loại này không thể sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình được.

Hoá chất khử trùng nước có phải là hàng hóa bình ổn giá không?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Luật Gía 2023 quy định như sau:

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÌNH ỔN GIÁ

(Ban hành kèm theo Luật Giá số 16/2023/QH15)

1. Xăng, dầu thành phẩm.

2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

3. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

4. Thóc tẻ, gạo tẻ.

5. Phân đạm; phân DAP; phân NPK.

6. Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

7. Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

8. Thuốc bảo vệ thực vật.

9. Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, hoá chất khử trùng nước không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, nên không phải là hàng hóa bình ổn giá.

Ai có trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả sau bão lụt?

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sử đổi bởi điểm o Khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

- Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

- Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

* Các công ty nằm trong vùng ảnh hưởng của bão có thể tham khảo một số mẫu thông báo nghỉ tránh bão dưới đây:

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 1): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 2): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 3): Tải về

>> Thông báo nghỉ tránh bão cho công ty (Mẫu số 4): Tải về

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
407 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào