Một nhiệm kỳ quy hoạch cán bộ có thời gian bao lâu? Cán bộ được đưa vào diện quy hoạch cán bộ được tính tuổi quy hoạch vào thời điểm nào?
Công tác quy hoạch cán bộ cần đảm bảo thực hiện theo phương châm quy hoạch ĐỘNG và MỞ hay không?
Căn cứ Điều 3 Quy định 50-QĐ-TW năm 2021 quy định về mục đích và yêu cầu đối với công tác quy hoạch cán bộ như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân.
2. Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
3. Việc xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, chức danh quy hoạch, dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ phải xuất phát từ tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ kế tiếp.
4. Rà soát, đánh giá toàn diện nguồn cán bộ trước khi đưa vào danh sách giới thiệu nhân sự quy hoạch; bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công bằng, công tâm, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thẩm quyền. Không đề xuất, phê duyệt quy hoạch những trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện.
5. Thực hiện phương châm quy hoạch "động" và "mở". Hằng năm đánh giá, rà soát để kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới từ nguồn nhân sự tại chỗ hoặc nguồn nhân sự từ nơi khác đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng phát triển.
Cụ thể, khoản 3 Mục I Hướng dẫn 16-HD-BTCTW năm 2022 có nêu chi tiết về quá trình thực hiện phương châm quy hoạch “động” và “mở” như sau:
Thực hiện phương châm quy hoạch “động” và “mở”
- Quy hoạch “động” là định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh để đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc uy tín thấp và kịp thời bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, triển vọng phát triển.
- Quy hoạch “mở” được hiểu là không khép kín trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị mà cần mở rộng nguồn cán bộ từ nơi khác để đưa vào quy hoạch những cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Theo đó, việc đảm bảo thực hiện phương châm quy hoạch “động” và “mở” trong công tác quy hoạch cán bộ cần tuân thủ các quy định trên.
Một nhiệm kỳ quy hoạch cán bộ có thời gian bao lâu?
Một nhiệm kỳ quy hoạch cán bộ có thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy định 50-QĐ/TW năm 2021 có quy định về nhiệm kỳ quy hoạch cán bộ như sau:
Chức danh, đối tượng, nhiệm kỳ, hiệu lực quy hoạch
...
3. Nhiệm kỳ quy hoạch:
Quy hoạch cho một nhiệm kỳ và định hướng cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Theo đó, công tác quy hoạch cán bộ được tiến hành cho một nhiệm kỳ và định hướng cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Cán bộ nếu được đưa vào diện quy hoạch thì sẽ tính tuổi quy hoạch vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 8 Quy định 15-QĐ/TW năm 2021 có nêu rõ những tiêu chuẩn, điều kiện và độ tuổi của cán bộ được đưa vào danh sách quy hoạch cán bộ như sau:
(1) Về tiêu chuẩn, điều kiện:
Tiêu chuẩn đối với cán bộ quy hoạch, cơ bản thực hiện như tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với chức danh theo quy định hiện hành. Tại thời điểm quy hoạch, cấp có thẩm quyền có thể xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với những cán bộ cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm theo quy định.
(2) Về độ tuổi:
Cán bộ được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn 1 nhiệm kỳ kế tiếp đó (60 tháng). Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, cán bộ đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.
(3) Thời điểm tính tuổi quy hoạch:
- Đối với quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp: Chức danh cấp ủy, lãnh đạo cấp ủy, các ban, cơ quan của Đảng, ủy ban kiểm tra là thời điểm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp; chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan nhà nước là thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; chức danh lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thời điểm đại hội các cấp của mỗi tổ chức.
- Đối với rà soát, bổ sung quy hoạch: Là thời điểm cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ có thẩm quyền (Ban Tổ chức Trung ương đối với trường hợp các chức danh thuộc diện Trung ương quản lý; ban tổ chức cấp ủy các cấp đối với trường hợp khác) nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định.
Như vậy, thời điểm tính tuổi quy hoạch đối với trường hợp quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp và trường hợp rà soát, bổ sung quy hoạch là khác nhau. Do đó, cần xác định cụ thể việc tính tuổi quy hoạch cán bộ được áp dụng trong trường hợp nào để xác định một cách chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.