Một mình làm giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con như thế nào?

Bạn gái tôi mới sinh con nhưng chưa làm giấy khai sinh cho con, hiện nay gia đình cô ấy chuyển đi chỗ khác vì ngăn cản chúng tôi đăng ký kết hôn. Cho tôi hỏi tôi có thể một mình làm giấy khai sinh cho con được không? Thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con như thế nào? Tôi xin cảm ơn - Câu hỏi của anh H - Kiên Giang.

Không đăng ký kết hôn có làm khai sinh cho con được không?

Không đăng ký kết hôn có làm khai sinh cho con được không?

Không đăng ký kết hôn có làm khai sinh cho con được không? (Hình từ Internet)

Theo Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Đồng thời, quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
….

Theo các quy định trên, trẻ em khi sinh ra có quyền được làm khai sinh, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con

Một mình cha có làm giấy khai sinh cho được không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha mẹ như sau:

Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
....
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

Như vậy, người cha hoàn toàn có thể tự mình đăng ký khai sinh cho con, con sẽ được đăng ký khai sinh theo diện thiếu thông tin của mẹ, phần thông tin về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

Thủ tục đăng ký giấy khai sinh thế nào?

Căn cứ theo Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền.

Nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.

Nộp phí cấp bản sao Giấy khai sinh nếu có yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Nếu tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì có Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu trong ngày làm việc tiếp theo.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Trường hợp người có yêu cầu đăng ký khai sinh không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh.

Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm).

Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh theo hình thức trực tiếp, khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân.

Bước 4: Sau khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trả về Số định danh cá nhân, công chức tư pháp - hộ tịch in Giấy khai sinh, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu.

Bước 5: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kiểm tra thông tin trên Giấy khai sinh, trong Sổ đăng ký khai sinh và ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh, nhận Giấy khai sinh.

Ngoài ra, hiện nay bạn còn có thể làm Giấy khai sinh điện tử thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh. Thời gian làm Giấy khai sinh điện tử cũng sẽ tương tự với làm Giấy khai sinh trực tiếp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,102 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào