Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ thì vẫn có thể là đối tượng của việc từ bỏ đó khi nào?
- Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ thì vẫn có thể là đối tượng của việc từ bỏ đó khi nào?
- Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ nhưng một bên có ý định từ bỏ thì cần thông báo cho các bên còn lại trong thời hạn bao lâu?
- Những vi phạm điều ước quốc tế nào bị coi là vi phạm nghiêm trọng?
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ thì vẫn có thể là đối tượng của việc từ bỏ đó khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước trong trường hợp điều ước không có quy định về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó.
1. Một điều ước không có những quy định về việc chấm dứt của nó cũng như việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó sẽ không thể là đối tượng của việc từ bỏ hoặc rút khỏi trừ khi:
a) Có sự biểu hiện rõ ràng ý định của các bên chấp thuận khả năng từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước; hoặc
b) Quyền từ bỏ hoặc rút khỏi có thể được suy ra từ bản chất của điều ước đó.
...
Như vậy, một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ thì vẫn có thể là đối tượng của việc từ bỏ đó khi:
- Có sự biểu hiện rõ ràng ý định của các bên chấp thuận khả năng từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước; hoặc
- Quyền từ bỏ hoặc rút khỏi có thể được suy ra từ bản chất của điều ước đó.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ nhưng một bên có ý định từ bỏ thì cần thông báo cho các bên còn lại trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước trong trường hợp điều ước không có quy định về việc chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước đó.
...
2. Một bên sẽ phải thông báo, ít nhất là trước 12 tháng, ý định từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước chiểu theo khoản 1.
Như vậy, một điều ước quốc tế không có những quy định về việc từ bỏ nhưng một bên có ý định từ bỏ thì cần thông báo cho các bên còn lại ít nhất là trước 12 tháng.
Những vi phạm điều ước quốc tế nào bị coi là vi phạm nghiêm trọng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước do hậu quả của việc vi phạm
1. Một sự vi phạm nghiêm trọng một điều ước hai bên bởi một trong các bên sẽ tạo cho bên kia quyền nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước.
2. Một sự vi phạm nghiêm trọng điều ước nhiều bên bởi một trong các bên sẽ tạo quyền:
a) Cho các bên khác, tiến hành theo một thỏa thuận chung, tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ hoặc chấm dứt điều ước:
(i). Trong quan hệ giữa các bên đó với quốc gia vi phạm; hoặc
(ii). Giữa tất cả các bên;
b) Cho một bên bị thiệt hại đặc biệt do vi phạm, nêu lên sự vi phạm đó như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước trong quan hệ giữa bên này và quốc gia vi phạm;
c) Cho bất kỳ bên nào, mà không phải là quốc gia vi phạm, nêu lên sự vi phạm như là lý do cho việc tạm đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ điều ước quan hệ với bên đó, trong trường hợp này một vi phạm nghiêm trọng các quy định của điều ước bởi một bên sẽ gây ra thay đổi triệt để tình hình của mỗi bên liên quan đến việc thi hành sau đó những nghĩa vụ theo điều ước.
3. Theo quy định của điều luật này, vi phạm điều ước bị coi là nghiêm trọng:
a) Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này; hoặc
b) Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục đích của điều ước.
4. Các điều khoản trên sẽ được hiểu không phương hại đến các quy định của điều ước được áp dụng trong trường hợp vi phạm.
5. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 3 sẽ không áp dụng đối với các quy định nhằm bảo hộ quyền con người trong các điều ước có tính chất nhân đạo, mà đặc biệt là đối với các quy định cấm tất cả các hình thức báo thù liên quan đến những người được bảo hộ bởi các điều ước như thế.
Như vậy, những vi phạm điều ước quốc tế nào bị coi là vi phạm nghiêm trọng gồm:
- Một sự khước từ điều ước không theo các quy định của Công ước này; hoặc
- Sự vi phạm một quy định căn bản cho việc thực hiện đối tượng hoặc mục đích của điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.