Một đề nghị nhằm bổ sung một điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì có cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết không?
- Các thuật ngữ của một điều ước quốc tế xác định thì có cùng một nghĩa trong những văn bản xác thực không?
- Một thuật ngữ trong điều ước quốc tế sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt trong trường hợp nào?
- Một đề nghị nhằm bổ sung một điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì có cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết không?
Các thuật ngữ của một điều ước quốc tế xác định thì có cùng một nghĩa trong những văn bản xác thực không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc giải thích các điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ.
1. Khi một điều ước được xác thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ, văn bản trong mỗi ngôn ngữ đều có giá trị như nhau, trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên đồng ý trong trường hợp có sự khác biệt thì chỉ một văn bản nhất định có giá trị.
2. Bản dịch một điều ước sang một ngôn ngữ khác với một trong những ngôn ngữ mà văn bản đã được xác thực sẽ chỉ được xem là văn bản xác thực nếu điều ước có quy định như vậy hoặc các bên đã thỏa thuận như vậy.
3. Các thuật ngữ của một điều ước xác định là có cùng một nghĩa trong những văn bản xác thực.
4. Trừ trường hợp theo đó một văn bản nhất định có giá trị trội hơn, phù hợp các quy định của khoản 1, khi việc so sánh các văn bản đã được xác thực cho thấy có một sự khác biệt về nghĩa mà việc áp dụng các Điều 31 và 32 không thể giải quyết được thì người ta sẽ áp dụng nghĩa nào phù hợp một cách tốt nhất với các văn bản đó, có tính đến đối tượng và mục đích của điều ước.
Như vậy, các thuật ngữ của một điều ước quốc tế xác định thì có cùng một nghĩa trong những văn bản xác thực.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một thuật ngữ trong điều ước quốc tế sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục, sẽ bao gồm:
a) Mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành trong dịp ký kết điều ước;
b) Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên khác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
a) Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của điều ước;
b) Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
c) Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.
Theo đó, một thuật ngữ trong điều ước quốc tế sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt trong trường hợp nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.
Một đề nghị nhằm bổ sung một điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì có cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bổ sung các điều ước nhiều bên
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, việc bổ sung điều ước nhiều bên sẽ được những điều khoản sau điều chỉnh:
2. Mọi đề nghị nhằm bổ sung một điều ước nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
a) Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
b) Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
3. Bất cứ quốc gia nào có tư cách để trở thành một bên của điều ước cũng đều có tư cách để trở thành một bên của điều ước đã được bổ sung.
4. Hiệp định bổ sung không ràng buộc các quốc gia đã là một bên của điều ước nhưng không là một bên trong những bên của hiệp định bổ sung này; điểm b khoản 4 Điều 30 sẽ áp dụng cho những quốc gia đó.
5. Bất cứ quốc gia nào trở thành một bên của điều ước sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác, đều được xem là:
a) Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
b) Một bên của điều ước không được bổ sung đối với tất cả các bên của điều ước không bị hiệp định bổ sung ràng buộc.
Như vậy, một đề nghị nhằm bổ sung một điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
- Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
- Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.