Mỗi thí sinh dự thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân sẽ có tối thiểu bao nhiêu người phỏng vấn?
Thi phỏng vấn tại vòng 02 kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân sẽ kéo dài bao nhiêu lâu?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Nội dung, hình thức, thời gian thi, đề thi và đáp án
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo.
c) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.
d) Thời gian thi: Thi phỏng vấn tối đa 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị), thi viết 180 phút (không kể thời gian phát đề).
Chiếu theo quy định này thì thi phỏng vấn tại vòng 02 kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân sẽ kéo dài tối đa 30 phút và trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị.
Thi phỏng vấn tại vòng 02 kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân sẽ kéo dài bao nhiêu lâu? (hình từ Internet)
Nội dung đề thi phỏng vấn được xây dựng dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Phụ lục 01 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 401/QC-VKSTC quy định về yêu cầu khi xây dựng đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:
Ban Đề thi
...
8. Yêu cầu khi xây dựng đề thi:
...
d) Đối với đề thi phỏng vấn:
Nội dung đề thi phỏng vấn phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức dự thi; kết cấu, nội dung để phỏng vấn, thực hành phải chính xác, khoa học, đánh giá toàn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển. Để phỏng vấn phải có đáp án và thang điểm kèm theo, được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu “MẬT”.
Chiếu theo quy định này thì đề thi phỏng vấn được xây dựng dựa trên yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức dự thi.
Kết cấu, nội dung để phỏng vấn, thực hành phải chính xác, khoa học, đánh giá toàn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển.
Để phỏng vấn phải có đáp án và thang điểm kèm theo, được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu “MẬT”.
Mỗi thí sinh dự thi tuyển công chức Viện kiểm sát sẽ có tối thiểu bao nhiêu người phỏng vấn?
Tại Điều 7 Phụ lục 01 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 401/QC-VKSTC quy định về số lượng thành viên Ban phỏng vấn tham gia chấm điểm kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:
Ban phỏng vấn
1. Ban phỏng vấn do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký. Ban phỏng vấn được thành lập trong trường hợp tổ chức phỏng vấn tại vòng 2 khi tuyển dụng công chức.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban phỏng vấn
a) Tổ chức thực hiện việc phỏng vấn theo quy định trên nguyên tắc mỗi thí sinh dự thi phỏng vấn phải có ít nhất 02 thành viên trở lên chấm điểm;
b) Tổng hợp kết quả phỏng vấn, thông báo kết quả phỏng vấn cho thí sinh, niêm phong phiếu chấm điểm phỏng vấn của từng thí sinh và bàn giao cho cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi;
c) Bảo mật kết quả điểm phỏng vấn
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Ban phỏng vấn
a) Tổ chức phỏng vấn và chấm điểm thí sinh theo đúng đáp án, thang điểm của đề thi phỏng vấn;
b) Báo cáo các dấu hiệu vi phạm trong quá trình tổ chức phỏng vấn với Trưởng ban phỏng vấn và kiến nghị hình thức xử lý;
c) Bảo mật kết quả điểm phỏng vấn.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên kiêm Thư ký:
Ghi biên bản các cuộc họp, hoạt động của Ban phỏng vấn và thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban phỏng vấn.
5. Tiêu chuẩn thành viên Ban phỏng vấn
a) Người được cử làm thành viên Ban phỏng vấn phải là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển;
b) Không cử làm thành viên Ban phỏng vấn người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự xét tuyển và người đang trong thời gian bị xem xét xử lý ký luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Quy định trên có nêu Trưởng ban phỏng vấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phỏng vấn theo quy định trên nguyên tắc mỗi thí sinh dự thi phỏng vấn phải có ít nhất 02 thành viên trở lên chấm điểm.
Như vậy, mỗi thí sinh dự thi tuyển công chức Viện kiểm sát sẽ có tối thiểu 02 thành viên trở lên chấm điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.