Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
- Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
- Các nước tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi sẽ hợp tác trong việc chuẩn bị, thực thi các chương trình hành động tiểu vùng cho vùng nào?
- Các chương trình hành động tiểu vùng chống sa mạc hóa tại các khu vực thuộc Châu Phi sẽ tập trung vào các vấn đề nào?
Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm gì?
Căn cứ theo Điều 9 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc năm 1994 quy định như sau:
Xây dựng chương trình hành động quốc gia và thực hiện đánh giá các chỉ số
Mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước sẽ phải cử ra một có cơ quan quốc gia thích hợp để làm xúc tác trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá chương trình hành động quốc gia của mình. Cơ quan điều phối này sẽ, theo Điều 3:
a) Tiến hành xác định và đánh giá các hành động, trước tiên là thảo luận với địa phương, thu hút người dân và cộng đồng tham gia, hợp tác với các cơ quan hành chính địa phương, các nước phát triển tham gia Công ước, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ, trên cơ sở thương thảo với các tổ chức có liên quan tại cấp quốc gia;
b) Xác định và phân tích những tồn tại, nhu cầu và lỗ hổng ảnh hưởng đến quá trình phá triển và sử dụng đất ổn định và đề xuất các biện pháp thực tế để tránh trùng lắp bằng cách phát huy những nỗ lực hiện có và tăng cường triển khai thực hiện các kết quả đạt được;
c) Tạo điều kiện, thiết kế và xây dựng các hoạt động của dự án trên cơ sở các phương pháp tiếp cận linh hoạt và tác đông lẫn nhau để bảo đảm cho người dân tham gia tích cực tại các vùng bị ảnh hưởng, giảm nhẹ tác động tiêu cực của các hoạt động, xác định và ưu tiên cho các đề nghị về hỗ trợ tài chính và hợp tác kỹ thuật;
d) xây dựng các chỉ số thích hợp, có thể định lượng và xác minh được để bảo đảm đánh giá và giám sất các chương trình hành động quốc gia bao gồm các hoạt động trong thơi gian ngắn, trung à dài hạn và để thực hiện các chương trình.
e) Xây dựng các báo cáo tiến độ vè thực hiện các chương trình hành động quốc gia.
Theo đó, mỗi một nước Châu phi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa sẽ phải cử ra một cơ quan quốc gia thích hợp để làm xúc tác trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá chương trình hành động quốc gia của mình.
Cơ quan điều phối này sẽ thực hiện các công việc được quy định như trên.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các nước tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi sẽ hợp tác trong việc chuẩn bị, thực thi các chương trình hành động tiểu vùng cho vùng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc năm 1994 quy định như sau:
Khung tổ chức các chương trình hành động tiểu vùng
1. Căn cứ theo điều 4 của Công ước, các nước tham gia Công ước thuộc Châu Phi sẽ hợp tác trong việc chuẩn bị, thực thi các chương trinh hành động tiểu vùng cho vùng Đông, Bắc, Nam và Tây Phi, việc này có thể giao tách nhiệm cho các tổ chức liên chính phủ tiểu vùng thích hợp dưới đây:
a) Làm đầu mối cho các hoạt động xây dựng và điều phối việc thực hiện các chương trình hành động tiểu vùng;
b) Giúp đỡ trong việc xây dựng và thực thi các chương trình hành động quốc gia;
c) Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kiến thức cũng như cung cấp tư vấn để xem xét pháp luật quốc gia và
d) Các trách nhiệm khác liên quan đến thực hiện các chương trình hành động tiểu vùng
2. Các tổ chức chuyên môn trong tiểu vùng có thể cung cấp hỗ trợ, khi được yêu cầu và/hoặc được uỷ thác trách nhiệm điều phối các hoạt động thuộc thẩm quyền riêng của mình.
Như vậy, các nước tham gia Công ước Chống sa mạc hóa thuộc Châu Phi sẽ hợp tác trong việc chuẩn bị, thực thi các chương trinh hành động tiểu vùng cho vùng Đông, Bắc, Nam và Tây Phi, việc này có thể giao trách nhiệm cho các tổ chức liên chính phủ tiểu vùng thích hợp như trên.
Các chương trình hành động tiểu vùng chống sa mạc hóa tại các khu vực thuộc Châu Phi sẽ tập trung vào các vấn đề nào?
Căn cứ theo Điều 11 Phụ lục I Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc năm 1994 quy định như sau:
Nội dung và xây dựng các chương trình hành động tiểu vùng
Các chương trình hành động tiểu vùng sẽ tập trung vào các vấn đề mà có thể giải quyết được ở cấp tiểu vùng. Nơi nào thấy cần thiết thì thành lập cơ chế quản lý và chia sẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cơ chế này sẽ giải quyết cụ thể các vấn đề xuyên biên giới có liên quan đến đa dạng hoá và/hay hạn hán và sẽ hỗ trợ để thực hiện hài hoà các chương trình hành động quốc gia. Các ưu tiên cho các chương trình tiểu vùng có thể tập trung vào:
(a) Các chương trình chung để quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên xuyên quốc gia thông qua cơ chế song phương và đa phương khi cần thiết;
(b) Điều phối các chương trình để xây dựng các nguồn năng lượng
(c) Hợp tác trong quản lý và kiểm soát sâu bệnh cũng như kiểm dịch thực và bệnh của vật nuôi;
(d) Tăng cường năng lực,giáo dục và nâng cao nhận thức để triển khai và hỗ trợ tốt hơn ở cấp tiểu vùng;
(e) Hợp tác khao học kỹ thuật,đặc biệt là trong lĩnh vực khí hậu, khí tượng và thuỷ văn, bao gồ mạng lưới thu thập, đánh giá,chia sẻ thông tin và giám sát dự án, điều phối và xác định ưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển;
(f) Các hệ thống cảnh báo sớm và lập kế hoạch để giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán bao gồm các biện pháp để giải quyết các vấn đề do di dân làm ảnh hưởng đến môi trường;
(g) Tìm cách chia sẻ thông ti đặc biệt là sự tham gia của người dân và cộng đồng và bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả và sử dung kỹ thuật thích hợp;
(h) Tăng cường năng lực cho các tổ chức trong vùng để điều phối và cung cấp dịch vụ kỹ thuật cũng như xây dựng, định hướng và tăng cường các trung tâm tiểu vùng và các tổ chức; và
(i) Xây dựng các chính sách trong các lĩnh vực như thương mại, có ảnh hưởng đến các vùng bị ảnh hưởng và người dân, bao gồm cả các chính sách để điều phối các thị trường trong vùng và hạ tầng cơ sở.
Theo đó, các chương trình hành động tiểu vùng chống sa mạc hóa tại các khu vực thuộc Châu Phi sẽ tập trung vào các vấn đề mà có thể giải quyết được ở cấp tiểu vùng.
Nơi nào thấy cần thiết thì thành lập cơ chế quản lý và chia sẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cơ chế này sẽ giải quyết cụ thể các vấn đề xuyên biên giới có liên quan đến đa dạng hoá và/hay hạn hán và sẽ hỗ trợ để thực hiện hài hoà các chương trình hành động quốc gia.
Các ưu tiên cho các chương trình tiểu vùng có thể tập trung vào các nội dung như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.