Mỗi chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của người đứng đầu đảng cầm quyền thăm Việt Nam được thực hiện bao nhiêu cuộc hội đàm chính thức?

Hội đàm, hội kiến trong hoạt động lễ tân đối ngoại Đảng là gì? Mỗi chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của người đứng đầu đảng cầm quyền thăm Việt Nam được thực hiện bao nhiêu cuộc hội đàm chính thức? - Câu hỏi của anh Minh Khoa đến từ Quảng Trị

Hội đàm, hội kiến trong hoạt động đối ngoại đảng là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 về lễ tân đối ngoại Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

Giải thích một số từ ngữ áp dụng trong hoạt động đối ngoại đảng
- “Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước” gồm các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” gồm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Quốc hội. “Lãnh đạo Đảng” gồm đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
- “Cán bộ cấp cao của Đảng” là những người giữ chức vụ từ phó trưởng ban đảng và tương đương trở lên.
- “Hoạt động đối ngoại của Trung ương Đảng” là hoạt động đối ngoại được Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Thường trực Ban Bí thư phân công, ủy quyền tiến hành nhân danh, thay mặt Đảng.
- “Hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức đảng” là các hoạt động đối ngoại do các cơ quan, tổ chức đảng tiến hành nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình theo quy định về chức năng, nhiệm vụ.
- “Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước” do lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước dẫn đầu; “Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước” do lãnh đạo Đảng và Nhà nước dẫn đầu.
- “Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng” là đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh đạo Đảng dẫn đầu; “Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam” là đoàn được cấp có thẩm quyền phân công, ủy quyền thay mặt Đảng tham dự các hoạt động đối ngoại.
- “Đoàn đại biểu/đoàn công tác của cơ quan, tổ chức đảng” là đoàn do các cơ quan, tổ chức đảng chủ trì cử tham dự các hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.
- “Thăm cấp nhà nước”, “thăm chính thức”, “thăm làm việc” là các danh nghĩa được áp dụng để chỉ tính chất, mức độ của các chuyến thăm làm việc tại nước ngoài của các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến việt Nam trên cơ sở thỏa thuận giữa các cấp có thẩm quyền của hai nước; “thăm nội bộ” là chuyến thăm làm việc không đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng (trường hợp đặc biệt cần đưa tin do Thường trực Ban Bí thư quyết định). “Thăm cá nhân” là chuyến thăm, tham quan, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh v.v... với danh nghĩa cá nhân.
- “Hội đàm” là cuộc làm việc giữa lãnh đạo đồng cấp của hai bên để trao đổi các nội dung của chuyến thăm.
- “Hội kiến” là cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo phía nước ngoài với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

- “Hội đàm” là cuộc làm việc giữa lãnh đạo đồng cấp của hai bên để trao đổi các nội dung của chuyến thăm.

- “Hội kiến” là cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo phía nước ngoài với lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Hội đàm chính thức

Hội đàm chính thức (Hình từ Internet)

Hình thức hội đàm, hội kiến được bố trí như thế nào?

Bên cạnh đó, Điều 4 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 cũng quy định về hình thức của hội đàm, hội kiến như sau:

Một số quy định lễ tân chung
1. Thứ tự lễ tân
Thứ tự lễ tân trong các hoạt động đối ngoại đảng được sắp xếp theo nguyên tắc chức vụ từ cao xuống thấp; đối với các trường hợp có chức vụ tương đương thì ưu tiên chức vụ đảng, vị trí công tác đối ngoại và đối tác của khách.
2. Hình thức ngồi hội đàm, hội kiến
Hội đàm: Hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía bàn hội đàm; hai trưởng đoàn ngồi ở vị trí giữa, trung tâm của mỗi bên, các thành viên ngồi hai bên trưởng đoàn theo thứ tự lễ tân.
Hội kiến: Lãnh đạo chủ trì tiếp khách và trưởng đoàn khách ngồi ở vị trí trung tâm trước phông chính phía trên; các thành viên hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía theo hình thức xa-lông; phía dưới theo thứ tự lễ tân (trường hợp đặc biệt, có thể bố trí ngồi theo hình thức hội đàm, căn cứ vào đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thống nhất với phía khách).
3. Sử dụng Quốc kỳ
- Trang trí Quốc kỳ đối với các chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức; có thể trang trí Quốc kỳ đối với chuyến thăm làm việc của đoàn các đảng cầm quyền, tham chính và các trường hợp khác.
- Chỉ bố trí Quốc kỳ nước ngoài khi quốc gia đó đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam và phải bố trí cùng với Quốc kỳ Việt Nam; đặt Quốc kỳ Việt Nam ở bên phải, Quốc kỳ nước khách ở bên trái theo hướng nhìn từ ngoài vào hoặc từ dưới lên.
- Treo Quốc kỳ nước ngoài cùng với Quốc kỳ Việt Nam trên cột cờ chính tại địa điểm tổ chức lễ đón chính thức và hội đàm chính thức tại trụ Sở nơi khách đến thăm; bố trí Quốc kỳ nước ngoài cùng với Quốc kỳ Việt Nam tại nơi ở của trưởng đoàn khách và tại các phòng khánh tiết, hội đàm, hội kiến, họp báo, ký kết, chiêu đãi...
- Tại hội đàm, lễ ký kết, họp báo, chiêu đãi chính thức cắm Quốc kỳ hai nước xen kẽ hoặc hai bên trước phông chính và đặt trên bàn theo phía ngồi của mỗi bên. Tại hội kiến, Quốc kỳ hai nước được cắm trước phông chính phía trên, có thể đặt thêm Quốc kỳ cỡ nhỏ trên bàn giữa hoặc trước chỗ ngồi của chủ và khách chính; cờ mỗi nước bố trí theo phía ngồi của mỗi bên.

Hình thức ngồi hội đàm, hội kiến:

- Hội đàm: Hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía bàn hội đàm; hai trưởng đoàn ngồi ở vị trí giữa, trung tâm của mỗi bên, các thành viên ngồi hai bên trưởng đoàn theo thứ tự lễ tân.

- Hội kiến: Lãnh đạo chủ trì tiếp khách và trưởng đoàn khách ngồi ở vị trí trung tâm trước phông chính phía trên; các thành viên hai đoàn đại biểu ngồi đối diện hai phía theo hình thức xa-lông; phía dưới theo thứ tự lễ tân (trường hợp đặc biệt, có thể bố trí ngồi theo hình thức hội đàm, căn cứ vào đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thống nhất với phía khách).

Về việc treo Quốc kỳ tại hội đàm, hội kiến như sau:

- Treo Quốc kỳ nước ngoài cùng với Quốc kỳ Việt Nam trên cột cờ chính tại địa điểm tổ chức lễ đón chính thức và hội đàm chính thức tại trụ Sở nơi khách đến thăm;bố trí Quốc kỳ nước ngoài cùng với Quốc kỳ Việt Nam tại nơi ở của trưởng đoàn khách và tại các phòng khánh tiết, hội đàm, hội kiến, họp báo, ký kết, chiêu đãi...

- Tại hội đàm, lễ ký kết, họp báo, chiêu đãi chính thức cắm Quốc kỳ hai nước xen kẽ hoặc hai bên trước phông chính và đặt trên bàn theo phía ngồi của mỗi bên. Tại hội kiến, Quốc kỳ hai nước được cắm trước phông chính phía trên, có thể đặt thêm Quốc kỳ cỡ nhỏ trên bàn giữa hoặc trước chỗ ngồi của chủ và khách chính; cờ mỗi nước bố trí theo phía ngồi của mỗi bên.

Mỗi chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức của người đứng đầu đảng cầm quyền thăm Việt Nam được thực hiện bao nhiêu cuộc hội đàm chính thức?

Căn cứ vào Điều 6 Quy định 02-QĐi/TW năm 2018 về lễ tân đối ngoại Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

Đón đoàn người đứng đầu đảng cầm quyền thăm Việt Nam
- Thăm cấp nhà nước, thăm chính thức: Trường hợp người đứng đầu đảng cầm quyền là nguyên thủ hoặc lãnh đạo các nước thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, áp dụng các biện pháp lễ tân, nghi thức tương ứng theo quy định của nghi lễ ngoại giao nhà nước.
Mỗi chuyến thăm chỉ thực hiện một cuộc hội đàm chính thức. Trường hợp cần thiết, ngoài hội đàm chính thức, có thể có thêm hội đàm hẹp hoặc các hình thức tiếp xúc khác.
Căn cứ vào mức độ quan hệ với đối tác, tính chất, yêu cầu, điều kiện cụ thể của chuyến thăm và theo thỏa thuận giữa hai bên, có thể bố trí để trưởng đoàn khách hội kiến với các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Đảng và Nhà nước ta.
- Thăm làm việc: Thực hiện đón tiếp như đối với thăm chính thức, nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không tổ chức tiệc chiêu đãi chính thức.
- Thăm nội bộ: Thực hiện đón tiếp như đối với thăm làm việc, nhưng bố trí hẹp hơn về thành phần tham dự các hoạt động và không đưa tin về chuyến thăm.
- Căn cứ vào tính chất của chuyến thăm và đề án chuyến thăm để bố trí người chủ trì và cơ quan chủ trì đón đoàn phù hợp đối với từng chuyến thăm.

Như vậy, đối với chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức chỉ thực hiện một cuộc hội đàm chính thức. Trường hợp cần thiết, ngoài hội đàm chính thức, có thể có thêm hội đàm hẹp hoặc các hình thức tiếp xúc khác.

Căn cứ vào mức độ quan hệ với đối tác, tính chất, yêu cầu, điều kiện cụ thể của chuyến thăm và theo thỏa thuận giữa hai bên, có thể bố trí để trưởng đoàn khách hội kiến với các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Đảng và Nhà nước ta.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,397 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào