Mỗi ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có tối thiểu bao nhiêu cán bộ có nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy?

Tôi có thắc mắc là mỗi ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có tối thiểu bao nhiêu cán bộ có nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy? Các phương tiện hỗ trợ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy được quy định thế nào? - Câu hỏi của anh Huy Hoàng (Quảng Bình).

Mỗi ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có tối thiểu bao nhiêu cán bộ có nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy?

thuong-truc-san-sang-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho

Mỗi ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có tối thiểu bao nhiêu cán bộ có nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy? (Hình từ Internet)

Theo Điều 6 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn bảo đảm 24/24 giờ và được chia thành các ca trực.
2. Mỗi ca trực phải bố trí tối thiểu 02 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có ít nhất 01 sĩ quan hoặc hạ sĩ quan có nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Theo đó, căn cứ trên quy định ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy như sau:

– Trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn bảo đảm 24/24 giờ và được chia thành các ca trực.

– Mỗi ca trực phải bố trí tối thiểu 02 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có ít nhất 01 sĩ quan hoặc hạ sĩ quan có nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Như vậy, mỗi ca trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có tối thiểu 01 sĩ quan hoặc hạ sĩ quan có nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy.

Cán bộ trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có những nhiệm vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; các nguyên tắc, phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quân số thường trực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ; số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng của các loại phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tình hình, đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các cơ sở trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức giao, nhận ca thường trực và kiểm tra thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng, phương tiện trong ca thường trực;
c) Tổ chức các hoạt động khác của đơn vị theo chương trình, kế hoạch công tác.
2. Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn:
a) Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố;
b) Tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo quy định.

Theo đó, cán bộ trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy có trách nhiệm:

– Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố;

– Tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo quy định.

Các phương tiện hỗ trợ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:

Bảo đảm, bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm đáp ứng yêu cầu thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Nơi trực tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn phải bố trí ở vị trí thuận lợi cho người trực tiếp đến báo tin, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
a) Hệ thống thông tin liên lạc (máy điện thoại cố định tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn; máy bộ đàm) phải bảo đảm hoạt động thông suốt, liên tục; máy vi tính để tra cứu những thông tin cần thiết liên quan đến cơ sở, khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và các cơ quan, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện có thể huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố được kết nối đến các cơ sở thuộc diện quản lý quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
c) Danh bạ điện thoại của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và các đơn vị có liên quan cần liên hệ phục vụ công tác thông tin chỉ huy, huy động các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Bản đồ hành chính thể hiện nguồn nước phục vụ chữa cháy, tuyến đường giao thông trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
đ) Sổ tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
e) Thiết bị hoặc dụng cụ phát tín hiệu báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
g) Có nơi để các trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy, phương án và phiếu chiến thuật chữa cháy.
Căn cứ điều kiện, khả năng bảo đảm kinh phí, Công an đơn vị, địa phương có thể bố trí thêm các phương tiện, thiết bị khác phục vụ công tác tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn (như máy phát điện, máy in).

Theo đó, các phương tiện hỗ trợ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người trực tiếp đến báo tin, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

– Hệ thống thông tin liên lạc (máy điện thoại cố định tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn; máy bộ đàm) phải bảo đảm hoạt động thông suốt, liên tục; máy vi tính để tra cứu những thông tin cần thiết liên quan đến cơ sở, khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và các cơ quan, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện có thể huy động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố được kết nối đến các cơ sở thuộc diện quản lý quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Danh bạ điện thoại của lãnh đạo, chỉ huy các cấp và các đơn vị có liên quan cần liên hệ phục vụ công tác thông tin chỉ huy, huy động các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Bản đồ hành chính thể hiện nguồn nước phục vụ chữa cháy, tuyến đường giao thông trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

– Sổ tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

– Thiết bị hoặc dụng cụ phát tín hiệu báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

– Có nơi để các trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy, phương án và phiếu chiến thuật chữa cháy.

Căn cứ điều kiện, khả năng bảo đảm kinh phí, Công an đơn vị, địa phương có thể bố trí thêm các phương tiện, thiết bị khác phục vụ công tác tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn (như máy phát điện, máy in).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,242 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào