Mốc tham chiếu là gì? Không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu thay thế được không?

Xin hỏi, trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu thay thế được không? Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước như thế nào? Câu hỏi của anh N.D (Bảo Lộc).

Mốc tham chiếu là gì?

Mốc tham chiếu được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT như sau:

Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là mốc xác định đường ranh giới phân định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và ngoài phạm vi bảo vệ công trình (sau đây gọi là Mốc chỉ giới).
Mốc tham chiếu là mốc đã có hoặc cắm mới, được sử dụng để thay thế mốc chỉ giới trong trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định.

Theo quy định trên, mốc tham chiếu là mốc đã có hoặc cắm mới, được sử dụng để thay thế mốc chỉ giới trong trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

Mốc tham chiếu là gì

Mốc tham chiếu là gì? (Hình từ Internet)

Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu thay thế được không?

Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu thay thế được không thì theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Yêu cầu về cắm mốc chỉ giới
1. Việc cắm mốc chỉ giới phải căn cứ vào phạm vi bảo vệ, hiện trạng công trình và yêu cầu quản lý.
2. Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.
3. Trường hợp công trình đã có mốc giải phóng mặt bằng hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác thì coi các mốc này là mốc tham chiếu để xác định chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.

Theo đó, trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.

Trường hợp công trình đã có mốc giải phóng mặt bằng hoặc mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác thì coi các mốc này là mốc tham chiếu để xác định chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình.

Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước như thế nào?

Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT như sau:

Quy định về cột mốc và khoảng cách các mốc chỉ giới
1. Quy định về cột mốc
a) Cột mốc bao gồm thân mốc và đế mốc: Thân mốc bằng bê tông cốt thép mác 200 đúc sẵn, mặt cắt ngang thân mốc hình vuông, kích thước 15x15 cm. Đế mốc bằng bê tông mác 200 đổ tại chỗ, kích thước mặt cắt ngang 40x40 cm, mặt trên đế mốc bằng mặt đất tự nhiên, chiều sâu từ 30-50 cm tùy thuộc vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý;
b) Thân mốc nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 50 cm. Phần trên cùng cao 10 cm từ đỉnh cột trở xuống sơn màu đỏ, phần còn lại sơn màu trắng. Trên thân mốc có ký hiệu CTTL và được đánh số hiệu chi tiết CTTL.01..., chữ số được ghi bằng chữ in hoa đều nét, khắc chìm, tô bằng sơn đỏ;
c) Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước, hình thức giống mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC và được đánh số hiệu chi tiết MTC.01....
2. Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước
a) Đối với đập quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 50 m;
b) Đối với lòng hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến 500 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1000 m. Tại những điểm chuyển hướng, giao cắt của đường chỉ giới với địa hình, địa vật phải có mốc.
3. Đối với kênh quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau từ 200 m đến 300 m; trường hợp kênh ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 100 m đến 150 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.
4. Đối với cống quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 20 m đến 50 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.
5. Khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.

Theo quy định trên, mốc tham chiếu cắm mới có kích thước, hình thức giống mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC và được đánh số hiệu chi tiết MTC.01.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Pháp luật
Nhà nước có hỗ trợ kinh phí trong hoạt động thủy lợi nhỏ cho cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước không?
Pháp luật
Tổ chức thủy lợi cơ sở có được phép lựa chọn cá nhân quản lý công trình thủy lợi nhỏ hay không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13568:2022 quy định chung về bê tông sử dụng tro bay trong công trình thủy lợi thế nào?
Pháp luật
Nước sử dụng từ công trình thuỷ lợi để phát điện có phải nộp thuế tài nguyên? Ai là người nộp thuế đối với nước sử dụng từ công trình thuỷ lợi để phát điện?
Pháp luật
Hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Điều khiển xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
1,440 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào