Mốc lộ giới là gì? Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không?

Mốc lộ giới là gì? Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không? Việc cắm cọc mốc lộ giới được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. - câu hỏi của anh T. (Hà Nội)

Mốc lộ giới là gì?

Mốc lộ giới được giải thích theo quy định tại khoản 3.40 Điều 3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:

Mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.

Như vậy, mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.

Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không?

Các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng được giải thích theo quy định tại Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD như sau:

Các loại mốc giới
1. Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
2. Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
3. Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
4. Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
5. Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.

Theo quy định nêu trên các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng gồm:

- Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.

- Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ

- Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.

- Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.

Như vậy, mốc lộ giới không phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng.

mốc lộ giới là gì

Mốc lộ giới là gì? Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không? (Hình từ Internet)

Việc cắm cọc mốc lộ giới được quy định như thế nào?

Việc cắm cọc mốc lộ giới được quy định tại Chương 13 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:

(1) Tác dụng của cọc mốc lộ giới

Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

(2) Cấu tạo cọc mốc

- Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.

- Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ "MỐC LỘ GIỚI", chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm - 5 mm;

- Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;

- Chi tiết quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.

(3) Quy định cắm cọc mốc lộ giới

- Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.

- Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.

- Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.

(3) Các quy định khác

- Các đơn vị quản lý đường có trách nhiệm cắm mốc lộ giới và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại quản lý theo quy định.

Đối với các dự án xây dựng mới, chủ đầu tư chỉ đạo đơn vị thi công cắm đầy đủ mốc lộ giới và lập thành hồ sơ, sau khi hoàn thành công trình phải bàn giao hồ sơ hoàn công trong đó có hồ sơ mốc lộ giới xác định hành lang an toàn đường bộ cho đơn vị quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại quản lý theo quy định;

- Mốc lộ giới trên các tuyến đường phải được thể hiện, lập trên bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,704 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào