Mỡ cá có phải chịu thuế GTGT không? Có cần phải đăng ký với Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới được miễn thuế hay không?
- Mỡ cá có phải chịu thuế GTGT không? Có cần phải đăng ký với Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới được miễn thuế không?
- Mỡ cá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để lưu thông ra thị trường cần đáp ứng các yêu cầu gì?
- Thủ tục công bố mỡ cá là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT được thực hiện như thế nào?
Mỡ cá có phải chịu thuế GTGT không? Có cần phải đăng ký với Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới được miễn thuế không?
Liên quan đến vấn đề anh nêu anh tham khảo Công văn 2592/TCT-CS năm 2015 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, mặt hàng mỡ cá tươi chưa chế biến là phụ phẩm của quá trình giết mổ cá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT ở khâu thương mại theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 và khoản 5 điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Đối với trường hợp mỡ cá là sản phẩm đã qua chế biến và để xác định mỡ cá có phải là thức ăn chăn nuôi hay không, đề nghị Công ty sản xuất sản phẩm gửi hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm tới cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) theo quy định tại khoản 2 điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014, nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ ban hành quyết định công nhận sản phẩm là thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi đó sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bột cá dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ sản và thức ăn cho vật nuôi được định danh cụ thể tại khoản 1 điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Theo hướng dẫn trên thì mỡ cá tươi chưa qua chế biến sẽ không chịu thuế GTGT, không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nếu bán ra ở khâu thương mại.
Đối với mỡ cá là sản phẩm đã qua chế biến thì các xác định sản phẩm này có phải thức ăn chăn nuôi hay không, nếu phải thì sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Với trường hợp trên thì Công ty sản xuất sản phẩm gửi hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm tới cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Chăn nuôi -Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Trường hợp hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ ban hành quyết định công nhận sản phẩm là thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, khi đó sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Mỡ cá có phải chịu thuế GTGT? (hình từ Internet)
Anh lưu ý: Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 được đề cập tại công văn đã hết hiệu lực.
Mỡ cá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để lưu thông ra thị trường cần đáp ứng các yêu cầu gì?
Hiện nay để lưu thông ra thị trường thì thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các yêu cầu tại Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 mà thôi:
Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
Theo đó, sau khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 32 nêu trên, mỡ cá được xác định là thức ăn chăn nuôi thì không chịu thuế GTGT.
Thủ tục công bố mỡ cá là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ thủ tục công bố anh xem Điều 33 Luật Căn nuôi 2018 cụ thể như sau:
Công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
1. Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc bao gồm:
a) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 34 của Luật này;
b) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu bao gồm tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 3 Điều 34 của Luật này. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
3. Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc. Thông tin sản phẩm công bố phải phù hợp với hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố.
4. Việc thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thay đổi về địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại thông tin sản phẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp thay đổi thông tin không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì tổ chức, cá nhân tự thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.